ClockThứ Bảy, 28/08/2021 06:00

Phát triển hạ tầng, nâng tầm đô thị

TTH - Sau chuyển giao 6 đơn vị hành chính, Hương Trà mất đi một số lợi thế về tiềm năng, nhưng đây cũng là cơ hội để thị xã điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, tập trung nguồn lực để phát triển, trở thành đô thị năng động của tỉnh.

Hương Văn: Hành trình đạt chuẩn phường văn minh đô thịHương Trà cần hướng đến mục tiêu phát triển đô thị xanh, bền vữngPhát triển xứng tầm đô thị phía Bắc

Đô thị Hương Trà còn thiếu quảng trường và nhà văn hóa trung tâm thị xã

Hạ tầng chưa tương xứng

Gần 10 năm sau ngày lên thị xã, Hương Trà đã có những bước chuyển rõ nét. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng có tính đột phá được triển khai, tạo điểm nhấn, thị xã cũng tập trung quy hoạch, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để vừa phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đồng thời chỉnh trang bộ mặt đô thị.

Tuy vậy, cơ sở hạ tầng dù được quan tâm đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của đô thị loại IV, đô thị văn minh, hiện đại. Nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị; chưa thu hút được các tập đoàn, nhà đầu tư lớn có thương hiệu, có tiềm lực tài chính.

Sau sáp nhập, tuy có sự tác động không nhỏ của việc thay đổi địa giới hành chính, nhưng như lời Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhận định tại buổi làm việc trực tuyến với thị xã Hương Trà mới đây thì “với địa bàn gọn như hiện nay, sẽ có sức bật tốt hơn cho thị xã trong thời gian tới”.

Để phát triển Hương Trà đúng với định hướng phát triển chung của tỉnh, nhất là sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng thị xã phát triển nhanh, xứng tầm đô thị động lực phía bắc tỉnh, theo Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà Nguyễn Duy Hùng, địa phương sẽ triển khai quyết liệt chương trình trọng điểm phát triển đô thị để từng bước làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn.

Trước mắt là tập trung huy động nguồn lực xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đô thị hoá đồng bộ, hiện đại đáp ứng các tiêu chí theo quy định của đô thị loại IV và xa hơn là đáp ứng những tiêu chí vùng đô thị lõi trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế khi phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương.

“Mục tiêu cụ thể mà địa phương đặt ra là phấn đấu đến 2025, hạ tầng Hương Trà sẽ có sự thay đổi rõ nét, phấn đấu đưa một số xã lên phường như Hương Toàn, Bình Tiến; hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao cho Hương Bình. Trước mắt, thị xã đẩy nhanh tiến độ lập các đồ án quy hoạch như quy hoạch phân khu phường Hương Vân, Hương Xuân, Hương Chữ, Hương Văn”, ông Hùng thông tin.

Hứa hẹn nhiều đổi thay

Tới đây, một loạt các công trình, dự án hạ tầng giao thông được lên kế hoạch đưa vào đầu tư giai đoạn 2021-2025 hứa hẹn diện mạo đô thị Hương Trà sẽ có nhiều đổi thay. Trong đó, thị xã ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình kiên kết vùng quan trọng, tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống đường bộ liên kết giữa các vùng, quan tâm đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng đô thị trọng điểm, như: đường vành đai 3, Tỉnh lộ 16 nối Tứ Hạ - Bình Điền, đường tránh lũ, đường cứu nạn Hương Xuân - Hương Phong, đường ven sông Bồ từ Tứ Hạ đến Hương Toàn. Đầu tư điện chiếu sáng đường tránh phía tây TP. Huế, chỉnh trang tuyến QL1A qua địa bàn thị xã. Đầu tư công trình quảng trường, nhà văn hoá trung tâm thị xã và một loạt nhà văn hoá trung tâm của các phường; hạ tầng xã lên phường, nâng cấp mở rộng một số tuyến đường kết nối QL1A với đường phía tây TP.Huế và đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, hệ thống giao thông nội thị...

 Tại buổi làm việc của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các sở ngành với UBND thị xã Hương Trà mới đây, Bí thư Thị uỷ Hương Trà - Hà Văn Tuấn đã đề xuất tỉnh một số vấn đề nhằm phát triển KT-XH địa phương. Trong đó, đề nghị tỉnh xem xét, sớm phân bổ kinh phí để thị xã hoàn thành các quy hoạch, ưu tiên tập trung nguồn lực trong giai đoạn 2021-2025 để đầu tư các công trình, hệ thống giao thông liên vùng, các tuyến đường giao thông gắn kết các phường nội thị và một số công trình hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại, đồng bộ.

Bên cạnh đó, thị xã cũng đề nghị tỉnh thống nhất chủ trương và hỗ trợ thị xã triển khai điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 3; hỗ trợ thị xã đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng các khu dân cư đô thị mới.

Trước mắt, “Thị xã tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị, đẩy mạnh phát triển KT-XH bằng nhiều chủ trương, chính sách linh hoạt như: sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị; cải thiện môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh. Xây dựng các điểm và vùng trung tâm thương mại - dịch vụ, góp phần tạo động lực phát triển đô thị”, ông Tuấn cho hay.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top