ClockThứ Bảy, 08/06/2024 07:44

“Tối hậu thư” cho các dự án bế tắc mặt bằng

TTH - Nhiều dự án (DA) hạ tầng khu tái định cư, hạ tầng giao thông triển khai trên địa bàn TP. Huế gặp bế tắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư, UBND TP. Huế tập trung nguồn lực để GPMB, đánh giá lại tiến độ thi công cũng như tiến độ giải ngân vốn.

Bàn giao mặt bằng cho các dự án trọng điểmĐiều chỉnh quy hoạch, hạn chế đền bù giải phóng mặt bằngNhà thầu xin trả lại hạng mục chưa thi công vì không có mặt bằng

DA mở rộng cầu Vỹ Dạ (TP. Huế) bế tắc trong GPMB 

Công tác GPMB chậm hiện nay đang là trở lực thi công cho nhiều DA trên địa bàn - đặc biệt là vùng trọng điểm TP. Huế. Vướng mắc trong công tác GPMB dẫn đến chậm tiến độ nhiều hạng mục, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và nguy cơ lãng phí đầu tư.

Năm 2016, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt DA đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu TĐC Bàu Vá giai đoạn 4, có diện tích 4,7ha, với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng. Quy mô DA đầu tư san nền, cắm mốc, ban đầu phân thành 130 lô (sau này bổ sung thành 153 lô) cùng hệ thống cây xanh, vỉa hè, nước, điện chiếu sáng.

Công trình do Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh (nay là Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh) làm chủ đầu tư, phục vụ TĐC cho các hộ phường Kim Long, phường Phường Đúc (TP. Huế) ảnh hưởng bởi DA đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương và các DA khác trên địa bàn thành phố.

Sau một thời gian xây dựng, đến nay khu TĐC đã cơ bản hoàn thiện với hệ thống đường nội bộ, cây xanh, vỉa hè cùng các thiết chế hạ tầng phục vụ định cư đã đầy đủ. Người dân đã nhận đất TĐC và có khoảng 10 hộ dân đã đến xây nhà ở. Tuy nhiên, vướng mắc GPMB đoạn cuối tuyến đường qua khu TĐC dẫn đến việc khu vực này chưa kết nối ra được với đường Điện Biên Phủ. Cụ thể, hiện còn 1 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Cuối tháng 4/2024, UBND tỉnh đã có thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh về việc giải quyết vướng mắc GPMB đối với các DA do Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh làm chủ đầu tư. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND TP. Huế chủ trì, phối hợp với Ban QLDA khẩn trương vận động các hộ gia đình còn lại để thực hiện việc bàn giao mặt bằng thực hiện DA.

Trường hợp các hộ gia đình vẫn không thực hiện bàn giao mặt bằng, UBND TP. Huế tổng hợp, rà soát hồ sơ để thực hiện việc thu hồi đất theo quy định và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Sau khi nhận được mặt bằng để thực hiện DA, Ban QLDA khẩn trương tập trung nguồn lực, lập kế hoạch cụ thể từng hạng mục công việc, tập trung nguồn lực để thực hiện nhằm đảm bảo việc kết nối giao thông ra đường Điện Biên Phủ này trước ngày 30/8/2024.

Theo ông Đặng Quang Ngọc - Phó Giám đốc Ban QLDA, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, cuối tháng 4/2024 UBND TP. Huế đã mời bà Phan Thị Lệ Cam (đại diện thừa kế của ông Phan Văn Ân) đến tại UBND phường Phường Đúc làm việc và vận động bàn giao mặt bằng, tuy nhiên hộ gia đình vẫn không đồng ý.

Tháng 5/2024, Ban QLDA đã điều động thiết bị thi công đến hiện trường và phối hợp với UBND TP. Huế, Trung tâm PTQĐ, UBND phường Phường Đúc làm việc trực tiếp tại hiện trường, tiếp tục vận động hộ gia đình nhưng hộ gia đình vẫn không đồng ý và ngăn cản, không cho phép triển khai thi công. Ban QLDA đã báo cáo và đề nghị UBND tỉnh xem xét chỉ đạo các đơn vị liên quan có phương án bảo vệ thi công để Ban QLDA triển khai thi công hoàn thành DA theo kế hoạch.

Tương tự, tại gói thầu số 28 bao gồm các hạng mục nâng cấp, mở rộng cầu Vỹ Dạ, đường 100m nối 2 Khu đô thị A và B An Vân Dương (cầu qua sông Như Ý) thuộc Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế, đến nay vẫn ngổn ngang nhiều hạng mục từ cầu đến phần đường, do công tác GPMB bế tắc.

Gói thầu này có giá trị hợp đồng hơn 109 tỷ đồng, khởi công tháng 7/2021, dự kiến hoàn thành ngày 30/5/2024, do Công ty CP 479 Hòa Bình trúng thầu thi công. Tuy nhiên, giá trị thực hiện lũy kế đến nay mới chỉ khoảng 47,8 tỷ đồng, đạt 46,2% giá trị xây lắp hợp đồng. Hiện nay đơn vị thi công không thể triển khai nhiều hạng mục là do vướng công tác GPMB, đặc biệt khu vực phía đường Phạm Văn Đồng với hơn 35 tỷ đồng giá trị hợp đồng. Công trình ngưng trệ trong thời gian dài, dù đã qua nhiều cuộc họp giữa các bên liên quan để đẩy nhanh công tác GPMB nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Đối với DA nâng cấp, mở rộng cầu Vỹ Dạ, UBND tỉnh yêu cầu UBND TP. Huế nghiêm túc, khẩn trương tổ chức thực hiện GPMB theo đúng quy định của pháp luật và thẩm quyền đối với các trường hợp không vướng mắc và bàn giao mặt bằng. Đối với các trường hợp bị ảnh hưởng phần diện tích mái taluy trước đây, kiểm tra, rà soát và hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC theo đúng quy định của pháp luật.

Về quỹ đất TĐC, chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị, cơ quan kiểm tra, rà soát để bố trí TĐC thực hiện DA theo đúng quy định pháp luật và thẩm quyền và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện. Ngoài ra, UBND tỉnh còn yêu cầu Sở KH&ĐT, Sở GTVT, các chủ đầu tư phối hợp với UBND TP. Huế giải quyết các tồn tại, vướng mắc để tổ chức GPMB, triển khai DA theo tiến độ phê duyệt. Lưu ý kịp thời báo cáo UBND tỉnh vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết.

Để đẩy nhanh tiến độ GPMB các DA trọng điểm, UBND tỉnh yêu cầu UBND TP. Huế kiểm tra, rà soát các nội dung vướng mắc trong quá trình áp dụng chính sách như cách hiểu chưa thống nhất trong áp dụng chích sách, chưa rõ ràng và các nội dung vướng mắc cần giải quyết, đề nghị UBND thành phố có văn bản gửi Sở TN&MT để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật.

Sở TN&MT tổng hợp các nội dung vướng mắc góp ý của các đơn vị để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các quyết định. Trong đó lưu ý các nội dung liên quan đến việc bố trí TĐC, các hình thức hỗ trợ khác để đảm bảo chỗ ở, ổn định cuộc sống, sản xuất thuộc thẩm quyền.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

TIN MỚI

Return to top