ClockThứ Năm, 15/11/2018 08:13

Xây dựng Quy chế hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội tại cuộc họp lần thứ nhất của Tiểu ban.

Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2019Đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển KTXH

Theo Quyết định số 150-QĐ/TW ngày 26/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội có nhiệm vụ tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và xây dựng Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng. Đây là các văn kiện đặc biệt quan trọng, đưa ra những định hướng chiến lược cho phát triển đất nước trong thập niên tới và giai đoạn tiếp theo. Do đó, toàn bộ các thành viên Tiểu ban và các cấp, các ngành cần tập trung triển khai, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp việc, thường trực của Tiểu ban có trách nhiệm nghiên cứu kỹ, hoàn chỉnh Chương trình tổng thể, lộ trình thực hiện; Kế hoạch triển khai và phân công trách nhiệm cụ thể các công việc liên quan; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban để đưa ra thảo luận, thống nhất tại cuộc họp Tiểu ban lần tới.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Thường trực Tiểu ban với thành phần gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và phân công nhiệm vụ trong Thường trực Tiểu ban, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11/2018.

Đề nghị các Bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan cử người tham gia Tổ biên tập; báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ biên tập do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng, thành viên là Đại diện lãnh đạo (cấp Thứ trưởng) của các Ban, Bộ, ngành Trung ương và Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh một số địa phương, đại diện các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học và đại diện lãnh đạo bộ phận giúp việc của Tổ trưởng Tổ biên tập tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ. Trong đó, quy định rõ nhiệm vụ cụ thể, cách thức làm việc, tổ chức Tổ biên tập, phân công thành các nhóm, mỗi nhóm gồm Trưởng Nhóm và các thành viên chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực công tác và nhiệm vụ phù hợp. Trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11/2018.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Quy chế hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội và Quy chế hoạt động của Tổ biên tập, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 11/2018. Trong đó lưu ý phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm của từng thành viên, tổ chức, cá nhân liên quan; xác định rõ yêu cầu công việc, sản phẩm, lộ trình thực hiện cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban đề nghị từng thành viên Tiểu ban và yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan tập trung nghiên cứu, đổi mới phương pháp, cách làm, nội dung; chú trọng tổng kết, đánh giá kỹ thực tiễn, những việc đã làm được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu trong nước, quốc tế; lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các Tiểu ban khác của Trung ương, đặc biệt là Tiểu ban Văn kiện; thường xuyên xin ý kiến của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đưa ra những định hướng chiến lược, các nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới để đưa vào văn kiện, tài liệu trình Đại hội XIII của Đảng.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Return to top