ClockThứ Hai, 09/08/2021 14:33

Xuất khẩu gỗ Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,58 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, sản phẩm gỗ đạt 7,44 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020.

Chi phí cao rất khó cạnh tranhXuất khẩu sang khu vực ASEAN phải cập nhật quy tắc và thủ tục xuất xứHàn Quốc: Xuất khẩu ICT đạt mức cao kỷ lục trong tháng 6Xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm đạt 8,71 tỷ USDXuất khẩu phục hồi & tăng trưởngHỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường châu ÂuTăng chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản

Các chuyên gia ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam đánh giá, đây là mức tăng trưởng vượt trội ngay cả trong tình huống Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ứng phó dịch bệnh COVID-19.

Tăng trưởng đều

Dịch COVID-19 tác động mạnh đến hầu hết các ngành hàng chế biến, xuất khẩu của Việt Nam; trong đó, phải kể đến các ngành liên quan đến hàng nông sản, có thời hạn bảo quản, sử dụng ngắn. Thế nhưng, đối với ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, đây là cơ hội, bởi nhu cầu mua sắm, trang trí nhà cửa của khách hàng nước ngoài tăng cao.

Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương, hiện nay, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành chế biến gỗ Bình Dương đang tăng mạnh. Thị trường Mỹ chiếm hơn 65% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Bình Dương, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2020; thị trường Hong Kong (Trung Quốc) chiếm 8,5%, tăng hơn 47%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 5,6%, tăng 43%.

Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020, ngành gỗ Việt Nam nói chung và ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Bình Dương nói riêng kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ tại các quốc gia trong khối châu Âu.

Tương tự như Bình Dương, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Bình Định cũng có sự bứt phá lớn trong xuất khẩu gỗ năm 2021. Ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương Bình Định cho biết, hiện nay, sản phẩm đồ gỗ Bình Định đã xuất khẩu trực tiếp qua 5 châu lục với 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phần lớn là xuất khẩu sang châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Á và châu Phi.

Năm 2021, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Bình Định đã ký đơn hàng đến hết quý III/2021. Mặt hàng gồm gỗ nội thất xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng khá.

Dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn cho các hoạt động giao thương, vận chuyển, tác động trực tiếp lên nhu cầu làm việc và sinh sống của người dân. Do đó, người tiêu dùng đã chủ động sắm sửa vật dụng, dụng cụ làm việc để duy trì công việc, cuộc sống tại nhà. Điều này kéo theo ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, đặc biệt là đồ gỗ dùng cho nội thất văn phòng, phòng khách, phòng ăn rất khả quan.

Thị trường nhà ở Mỹ đang có xu hướng phát triển mạnh khi Chính phủ Mỹ cho vay lãi suất thấp, nhiều gia đình xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa cũng thúc đẩy hoạt động mua sắm đồ nội thất tăng nhanh. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ.

"Thêm vào đó, nhiều quốc gia từng bước gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát, phong tỏa đưa hoạt động sản xuất và tiêu dùng hồi phục trở lại.Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Bình Dương được dự báo có nhiều cơ hội tăng trưởng nhanh trong thời gian tới", ông Điền Quang Hiệp bày tỏ.

Để có thể đáp ứng được các đơn hàng nhập khẩu gỗ đổ về Bình Dương, các doanh nghiệp gỗ Bình Dương đã nhanh chóng thích nghi, chuyển đổi phương thức sản xuất và giao dịch phù hợp. Hiện có không ít doanh nghiệp trong các ngành tại các khu công nghiệp ở Bình Dương đang thuê thêm đất mở xưởng để kịp đáp ứng các đơn hàng chuyển dịch từ thị trường Trung Quốc, khi nước này đang chịu thuế suất 25% khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, cùng với khối thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc) những tháng cuối năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường châu Âu sẽ tăng mạnh, khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát; châu Âu dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mở cửa thông thương thuận tiện hơn.

Nền kinh tế các quốc gia thuộc châu Âu khởi sắc sẽ là một trong những yếu tố hỗ trợ xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA đang dần thực thi một cách toàn diện và hiệu quả hơn.

Ứng phó những trở ngại

Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng vượt trội, ngay cả trong điều kiện cả nước đang ứng phó với dịch COVID-19. Tuy nhiên, toàn ngành vẫn đang phải đối mặt với những trở ngại khách quan bên cạnh dịch bệnh COVID-19.

Theo ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch HĐQT Công ty Lâm Việt (Bình Dương), giá trị xuất khẩu của ngành gỗ tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây là một điều đáng mừng, nhưng cũng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro bởi phía Mỹ sẽ gia tăng các biện pháp phòng vệ đối với các mặt hàng có sự tăng trưởng đột biến.

Hiện nay, cơ quan chức năng Mỹ rất quan tâm tới hoạt động đầu tư có dấu hiệu gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn cần phải cẩn trọng tránh trường hợp trở thành điểm trung chuyển hàng hóa cho quốc gia thứ ba. Nếu Mỹ ra lệnh trừng phạt ngành gỗ của Việt Nam, toàn ngành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phía Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ và không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Thị trường Mỹ hiện tại chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành chế biến xuất khẩu gỗ Bình Dương. Riêng với mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua là dấu hiệu tích cực.

Cùng với những quy định mới của thị trường Mỹ, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam cũng đang đối mặt với một vấn đề chung của nền kinh tế thế giới. Đó là tình trạng thiếu container rỗng để xuất hàng qua các cảng quốc tế trước khi chuyển giao cho các khách hàng khắp thế giới.

Theo báo cáo dữ liệu ngành logictics của SSI Research, Việt Nam không tham gia vào vận tải biển liên lục địa. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ nói riêng chịu tác động tiêu cực từ việc tăng giá cước trên các tuyến đường dài.

Chi phí vận chuyển đến các thị trường Mỹ, châu Âu đã tăng từ 2-3 lần trong năm qua, gần đây nhất là phí vận chuyển tăng lên 10 lần so với tháng 7/2021. Hầu hết các công ty ở Việt Nam nhập khẩu theo điều kiện CIF (người bán hàng hoàn thành trách nhiệm khi hàng được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, nhưng lại chịu chi phí vận chuyển đến cảng đích) và xuất khẩu theo điều kiện FOB (giao mạn tàu). Các công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB không phải chịu phí vận tải trực tiếp nhưng phải chia sẻ chi phí vận chuyển gia tăng bằng cách giảm giá bán bình quân.

Các chuyên gia ngành vận tải hàng hải, logictics đánh giá, giá cước có thể đạt đỉnh vào quý IV/2021 và sau đó sẽ điều chỉnh nhẹ vào đầu năm 2022. Giá cước có thể giảm đáng kể trong năm 2023 khi nguồn cung tàu mới đi vào hoạt động, nhưng duy trì ở mức cao hơn mặt bằng trước dịch COVID-19.

Để ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam được thuận lợi trong việc tìm container rỗng để vận chuyển, giao hàng đúng hợp đồng đã ký, Sở Công Thương các địa phương đã đề xuất lên Bộ Công Thương hướng đi hợp lý cho ngành hàng đang phát triển thuận lợi trong tình huống ứng phó dịch bệnh COVID-19 này.

Ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương Bình Định cho biết, tỉnh sẽ có đề xuất Bộ Công Thương có biện pháp tạo kênh liên kết, kết nối các hãng tàu lớn trong và ngoài nước với nhau nhằm ổn định giá cước vận chuyển trong xuất nhập khẩu nói chung và trong vận chuyển gỗ xuất khẩu nói riêng.

Đồng thời, Bộ Công Thương có chương trình, chính sách tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, để khai thác các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các thị trường mới nổi tiềm năng hiện nay.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng

Trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 20 ca sốt phát ban nghi sởi và 10 ca mắc bệnh sởi xác định. Điều kiện thời tiết hiện nay là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển; dự báo các ca bệnh sẽ tăng trong những ngày tới.

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Thông tin doanh nghiệp:
Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường

Chưa đến 3 triệu đồng là khách hàng đã có thể đầu tư máy bơm mỡ bằng chân chính hãng cho công năng bơm mỡ hoàn hảo, thiết kế nhỏ gọn, sử dụng khu vực không sẵn nguồn điện, khí nén. Hiện sản phẩm đang được trợ giá siêu tốt tại Kumisai Việt Nam.

Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường

TIN MỚI

Return to top