ClockThứ Ba, 06/07/2021 09:14

Tăng chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản

Là quốc gia đứng thứ 17 thế giới về xuất khẩu (XK) nông - lâm - thủy sản, song chủ yếu là XK sản phẩm thô nên đa số hàng Việt có giá trị không cao. Ví như kim ngạch XK năm 2020 tuy đạt 41,25 tỷ USD, nhưng chỉ chiếm chưa đầy 2% trị giá nhập khẩu nông - lâm - thủy sản của toàn thế giới.

Đầu tư 440 tỷ đồng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu nông lâm sảnHợp tác sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp hữu cơ ở Phong ĐiềnMột nền nông nghiệp “mù mờ”“Dẫn đường” cho nông dânBền vững đầu ra cho nông sản

Chế biến trái thanh long dạng nước đóng lon

Bộ NN-PTNT cũng xác nhận quá trình phát triển này còn nhiều yếu tố thiếu ổn định, tăng trưởng không bền vững, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, nhất là ở khâu bảo quản và chế biến sâu, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh; tổn thất sau thu hoạch còn cao; chưa tạo được mối liên kết sản xuất vững chắc theo chuỗi giá trị để thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao để giảm chi phí trung gian nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Hiện cả nước có khoảng 7.500 doanh nghiệp (DN) chế biến nông sản quy mô công nghiệp có gắn với XK và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Ước tính mỗi năm, các thành phần kinh tế này có khả năng chế biến, sơ chế bảo quản khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông - lâm - thủy sản, nhưng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) nhận định, chỉ có 20%-30% DN và cơ sở thông qua chế biến sâu để XK. Điển hình nhất là mặt hàng cà phê của Việt Nam XK đến hơn 80 thị trường trên thế giới với tổng sản lượng hàng năm đạt 11,6-11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6-2,8 tỷ USD, nhưng trị giá vẫn ở mức thấp do lượng cà phê nhân chiếm tỷ trọng lớn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, hoạt động chế biến nông sản đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ Chính phủ, DN cũng như toàn xã hội. Do đó, ngành nông nghiệp Việt Nam phải mở thêm lối XK nông sản, có phương hướng phát triển, tạo ra giá trị gia tăng, giải bài toán cung vượt cầu để giảm áp lực cho nông dân thường gặp cảnh “được mùa rớt giá”.

Mới đây nhất, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Khả năng chế biến sâu nông sản trong nước còn tiềm năng rất lớn, nên vấn đề ở đây là tạo môi trường, chính sách ổn định để kích thích dòng vốn đầu tư; Nhà nước và DN bắt tay kết nối mở rộng thị trường, cùng nghiên cứu khoa học công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị nông sản; xác lập tư duy thị trường để thích ứng bối cảnh thị trường bình thường mới; xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, kho lạnh, kho bảo quản và quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến ở các địa phương…

Theo SGGP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Nâng cao tính lành mạnh của cho vay tiêu dùng

Hiện nay, cho vay tiêu dùng được đánh giá là một lĩnh vực "nóng". Số liệu thống kê đến cuối năm 2023 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 21% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng.

Nâng cao tính lành mạnh của cho vay tiêu dùng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top