ClockThứ Sáu, 28/02/2020 07:15

Luân chuyển, bố trí lãnh đạo không phải người địa phương: Một số bất cập cần khắc phục

TTH - Công tác luân chuyển, bố trí lãnh đạo không là người địa phương còn có bất cập cần được xem xét để chủ động khắc phục. Trong đó, cần đề ra những cơ chế, quy định chặt chẽ, đảm bảo hài hòa giữa thực thi công vụ và chính sách đặc thù. Lãnh đạo luân chuyển cần nghiêm túc thực thi nhiệm vụ và nắm vững quyền hạn để giữ uy tín cho phát triển lâu dài.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ công nhân viên chứcCán bộ cấp chiến lược phải có tầm nhìn và “sạch”

Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về xây dựng đội ngũ lãnh đạo các cấp, nhất là cấp chiến lược đã quyết định chủ trương thực hiện theo hướng bền vững, lâu dài. Ảnh: Tuyengiao.vn

Trong nhiều năm qua, Đảng ta thực hiện luân chuyển và bố trí lãnh đạo không là người địa phương, qua đó, tạo bước đột phá có ý nghĩa chiến lược trong công tác tổ chức. Nhiều cán bộ luân chuyển có chuyển biến tư duy và hành động, hoàn thiện vai trò lãnh đạo từ thực tế. Môi trường mới tạo ra cơ hội học hỏi, tiếp thu những cái hay, cái tốt để bổ sung kinh nghiệm, vốn sống của bản thân. Có không ít lãnh đạo đưa ra những kiến nghị, đề xuất giúp địa phương có tầm nhìn cao hơn trong chiến lược phát triển, phát huy thế mạnh. Quan trọng hơn, chính cán bộ luân chuyển biết giữ tác phong, đạo đức, không cho phép buông lỏng bản thân, tự làm mất uy tín. Do không ràng buộc, vướng bận về quan hệ gia đình, cục bộ địa phương nên họ đã có những quyết định chuẩn mực, trong sáng, vô tư trong công tác cán bộ. Đến nay, nhiều lớp cán bộ luân chuyển đã vươn lên, hoàn thiện năng lực lãnh đạo, được đề bạt giữ chức vụ cao hơn. Đó là những vốn quý trong công tác tổ chức, cán bộ của Đảng ta.

Chúng ta tiếp tục phát huy, thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm lãnh đạo, bí thư cấp ủy không là địa phương như một giải pháp cần thiết. Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về xây dựng đội ngũ lãnh đạo các cấp, nhất là cấp chiến lược cũng đã quyết định chủ trương thực hiện theo hướng bền vững, lâu dài, có bài bản hơn. Những giải pháp này nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy lãnh đạo, quản lý, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn tiêu cực, tham nhũng và tồn tại trong công tác cán bộ như đã xảy ra lâu nay. Đồng thời, Nghị quyết Trung ương 7 cũng đã nêu  ra những bất cập cần được làm rõ để có giải pháp khắc phục.

Do là cán bộ lãnh đạo từ nơi khác đến nên bước đầu sẽ bị hạn chế trong nắm bắt tình hình, đặc điểm, phong tục ở tại địa phương, kể cả nắm năng lực của cán bộ dưới quyền. Dù có tiếp cận nhanh cũng phải có thời gian nhất định để chủ động nắm được tình hình. Thời gian không thể một sớm một chiều, nhưng công việc cần thiết, cấp bách, những việc cần làm ngay  không thể chờ. 

Kể cả xử sự với lãnh đạo và cán bộ ở địa phương, nếu cứng nhắc, áp đặt sẽ dễ bị ác cảm, mất lòng; chỉ đạo chậm trễ, kéo dài  dễ sinh ra tiền lệ trì trệ  khó sửa sau này. Những nơi cán bộ dưới quyền, cán bộ tham mưu thiếu tính hợp tác hoặc có ý thăm dò thủ trưởng mới sẽ làm cho công việc ban đầu có những khó khăn nhất định.

Cùng với đó là cấp trưởng phải đi họp hành thường xuyên, nếu không vận hành khoa học, hợp lý sẽ dẫn đến cấp dưới ỷ lại, thụ động, chờ chỉ đạo mới làm. Mặt khác, những vấn đề có tính chất quan trọng thường do người đứng đầu quyết định nên cấp dưới phải chờ ý kiến cũng mất khá nhiều thời gian. Cho nên, những lãnh đạo bố trí về địa phương, ngành nào cần phải được trang bị “cẩm nang” tư liệu cơ bản, cần thiết về mọi mặt của nơi đó, hạn chế bỡ ngỡ và cũng là tài liệu phục vụ cho hoạch định công tác chỉ đạo sau này.

Luân chuyển lãnh đạo bố trí nơi quá xa hoặc quá gần đều có những bất cập nhất định. Ở quá gần gia đình (thường gặp trong bố trí lãnh đạo cấp huyện) dễ sinh ra kiểu “tranh thủ” thăm nhà, cuối tuần không dành được thời gian đi kiểm tra, tiếp cận cơ sở. Kể cả việc lạm dụng đi công tác tiện xe cơ quan yêu cầu lái xe đưa về nhà (dù có thể không đúng tiêu chuẩn) cũng là chuyện bình thường. Bây giờ nhiều lãnh đạo biết lái xe nên lấy xe công tự lái cũng là chuyện dễ thấy ở nhiều nơi. Với trường hợp luân chuyển đi xa cũng là vấn đề “làm khó” cho ngân sách. Đi họp hay thăm nhà của lãnh đạo chủ yếu bằng máy bay, nhiều khi không muốn ngồi vé hạng thường mà phải hạng thương gia. Riêng khoản này cũng “ngốn” một khoản đáng kể trong nguồn khoán của địa phương. Dù là kinh phí của cấp nào thì cũng đều lấy ngân sách nhà nước, mấy khi lãnh đạo tự bỏ tiền túi. Kéo dài tình trạng đó dễ gây ra mâu thuẫn ngay trong lãnh đạo, không đảm bảo yêu cầu tiết kiệm như yêu cầu Chính phủ đã đề ra.

Có những lãnh đạo luân chuyển về địa phương còn đem theo cả “ê kíp”, có khi đưa cả thư ký, lái xe ở nơi cũ đến. Đó là chưa kể số cán bộ “thân cận” được điều theo làm trợ lý, đầu mối liên lạc rồi dần dần bổ nhiệm vào vị trí thay cho cán bộ địa phương. Cũng dễ thông cảm tâm lý lãnh đạo khi đến một nơi mới, xa lạ nên nhu cầu có người quen, hiểu biết cho dễ chỉ đạo, đó là một thực tế. Tuy nhiên phải có quy định ràng buộc rõ ràng, không thể ở mỗi địa phương  lại làm một kiểu khác nhau. Cán bộ ở sở tại không dám nói ra nhưng chắc chắn không đồng tình, nếu quá lộ liễu dễ dẫn đến mất đoàn kết, làm mất uy tín lẫn nhau. Chưa kể số “đi theo” nếu không công tâm, lo thu vén cá nhân, là “cánh tay nối dài” của thủ trưởng rất dễ phát sinh tiêu cực. Ở đây không còn là chuyện luân chuyển lãnh đạo về mà còn kéo theo một “bộ máy phục vụ”, kèm theo đó là chính sách, chế độ công vụ sẽ làm thêm gánh nặng chi phí, ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách địa phương.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 4 và quý 2/2024; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chinh phủ; kết quả thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, và nhiều nội dung quan trọng khác.

Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh

Ngày 23 và 24/3, tại nhiều địa phương, các lực lượng đã triển khai Phong trào ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động đáng chú ý như, tổ chức đổi rác lấy quà, tặng quà cho hộ nghèo, khai trương tuyến đường cờ thanh niên, thực hiện mô hình điểm “Cổng trường văn minh – thân thiện – an toàn”…

Triển khai nhiều mô hình hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh
Return to top