ClockThứ Hai, 15/12/2014 15:44

Lưu giữ và phát triển nghề đúc truyền thống Huế

TTH - Từ tổ hợp tác thành lập những năm sau giải phóng với nhiều khó khăn, trải qua gần 40 năm hoạt động, hiện HTX Cao cấp đúc Thắng Lợi (HTX Thắng Lợi) ở 240 Bùi Thị Xuân, TP Huế đã vươn lên, góp phần lưu giữ và phát triển nghề đúc truyền thống Huế.

Thợ đúc ở HTX Thắng Lợi phấn khởi khi công việc luôn ổn định, mức thu nhập cao

"Nguồn vốn khuyến công sẽ ưu tiên trong việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống, trong đó tập trung vào các nghề như mộc mỹ nghệ, thêu, đúc đồng, làm gốm, thiết kế áo dài… Trong năm 2015, Sở tiếp tục sử dụng nguồn vốn này để hỗ trợ thiết bị máy móc, đào tạo nghề và nâng cao năng lực cải tiến mẫu mã sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu". Ông Lê Tự Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương.

HTX Thắng Lợi vừa ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế và một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Trị về đơn hàng sản xuất các loại bơm hút quặng ti tan. Đây là một trong những hợp đồng có giá trị lớn trong thời gian gần đây. Thành lập từ năm 1978, là HTX đúc duy nhất của tỉnh, trong khi đội ngũ xã viên chưa có tay nghề, thị trường tiêu thụ bó hẹp nên HTX luôn đứng trước sự lựa chọn giữa việc giải thể và vượt khó để lưu giữ nghề truyền thống, tạo việc làm ổn định cho xã viên. Các thành viên ban chủ nhiệm đã tích cực tìm kiếm thị trường, đồng thời đổi mới công nghệ sản xuất nhiều sản phẩm mới như các loại lư đồng, tượng Phật, phù điêu, đồng mỹ nghệ, gang, nhôm và phụ tùng thay thế, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của thị trường.

Sau khi có thị trường ổn định, HTX đầu tư 500 triệu đồng trang bị các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất để đáp ứng nhu cầu của các đối tác lớn. Từ đó, HTX nhận đơn hàng với doanh thu mỗi năm trên 5 tỷ đồng từ Công ty TNHH MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế, chuyên sản xuất các sản phẩm bơm hút quặng ti tan, ry lò, ống thoát nước. Ngoài ra, HTX đã đồng thời tập trung sản xuất các sản phẩm ry thoát nước, tượng, đồng mỹ thuật, phụ tùng thay thế từ nguyên liệu đồng, nhôm và gang. Hiện, doanh thu mỗi năm của HTX đạt trên 7 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 24 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách Nhà nước 500 triệu đồng. “Tôi làm việc ở đây trên 15 năm và công việc khá ổn định, mức thu nhập tương đối cao nên rất vui. So với trước thì hiện HTX phát triển nhanh, có nhiều đơn hàng lớn nên xã viên yên tâm làm việc để nâng cao tay nghề và giữ gìn nghề truyền thống của cha ông” thợ đúc Đặng Văn Tín nói.
Với mục tiêu lưu giữ và phát triển nghề đúc truyền thống Huế, HTX tiếp tục nỗ lực tìm kiếm thị trường, chuyển từ công nghệ đúc khuôn đất truyền thống sang khuôn cát với kỹ thuật cao nên sản phẩm được khách hàng ưa chuộng, đồng thời kết nghĩa với Khoa Điêu khắc mỹ thuật, Trường đại học Nghệ thuật Huế để thiết kế mẫu mã. Năm 2014, HTX được Sở Công thương phê duyệt đề án đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất từ nguồn vốn khuyến công với kinh phí 150 triệu đồng, trong đó vốn khuyến công hỗ trợ 61 triệu đồng. Hệ thống máy tiện đa chức năng vừa đưa vào hoạt động đã giúp HTX nâng cao năng suất, chủ động hơn trong công việc và đáp ứng nhu cầu sản xuất số lượng lớn.
Nói về sự phát triển của HTX thời gian qua, Giám đốc HTX Thắng Lợi - Trần Chữ cho biết: “Nếu như năm 2000, doanh thu của HTX chỉ đạt 270 triệu đồng, thu nhập của xã viên chỉ đạt trên dưới 2 triệu đồng/người/tháng thì đến năm 2014, doanh thu đạt 7 tỷ đồng và thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng. Từ nguồn hỗ trợ của đề án khuyến công, thời gian tới HTX sẽ đầu tư kinh phí sửa chữa lại nhà xưởng, mua sắm thêm nhiều thiết bị máy móc để phát triển nghề và mở rộng quy mô, giải quyết việc làm cho xã viên và thợ đúc trên địa bàn tỉnh”.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top