ClockThứ Năm, 18/01/2018 14:40

Mặt bằng cho làng Đại học Huế

TTH - Giải tỏa xây dựng làng Đại học Huế (ĐHH) là dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung từ năm 1998, qua nhiều bước, nhiều giai đoạn. Quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) để thi công còn nhiều khó khăn; trong đó, việc đền bù, tái định cư (TĐC) đối với các hộ dân bị ảnh hưởng còn “vướng mắc”...

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tập đoàn Banyan Tree, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Đại học HuếRác “vây” làng Đại học HuếNgổn ngang làng Đại học Huế

Khu đất tái định cư tại xóm Gióng (phường An Tây, TP Huế)

Nhập nhằng

Bà Trương Thị Thương (tổ 21, khu vực 4, phường An Cựu, TP. Huế) phản ánh, ngày 10/12/2017, gia đình bà nhận Quyết định số 521 ngày 6/12/2017 của UBND phường An Cựu về việc cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả vì đã xây dựng nhà trái phép trên đất do Nhà nước quản lý, không phải đất ở (hiện trạng nhà dựng cột sắt, khung sắt, đòn tay sắt, mái lợp tôn, diện tích 19,35m2).

Bà Thương không đồng ý với quyết định nêu trên vì cho rằng, đất gia đình bà làm nhà là đất nông nghiệp, có nguồn gốc do cha mẹ bà khai hoang từ trước 1975. Cha mẹ bà Thương cho dựng nhà ở vào năm 2009. Gia đình bà Thương yêu cầu phải được đền bù về đất, tài sản trên đất thỏa đáng, đồng thời bố trí đất TĐC, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật khi bị thu hồi đất, GPMB. Bà cũng yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất đúng trình tự thủ tục theo quy định, vì gia đình bà không nhận được quyết định thu hồi đất.

Nhà bà Thương trong khu quy hoạch

Theo thông tin từ UBND phường An Cựu, Ban quản lý dự án ĐHH, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế: Trường hợp bà Thương, là do bà dựng nhà tạm trên đất nghĩa địa do Nhà nước quản lý, trong khu quy hoạch ĐHH. Việc dựng nhà trái phép trên đất công đã bị UBND phường An Cựu lập biên bản, có quyết định đình chỉ thi công xây dựng (do đó không thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, TĐC). Ngày 27/10/2010 UBND phường An Cựu đã có kế hoạch cưỡng chế tháo dỡ công trình trái phép trên đất quy hoạch ĐHH, đồng thời đã cùng ĐHH, Đội Quản lý đô thị thành phố và các đơn vị liên quan họp bàn triển khai kế hoạch cưỡng chế đối với trường hợp này. Tuy nhiên việc cưỡng chế, tháo dỡ nhà vi phạm kéo dài đến nay vẫn chưa thực hiện. Về việc này, ông Nguyễn Văn Lành, Chủ tịch UBND phường An Cựu lý giải, thời điểm đó, bà Thương mới sinh con nhỏ, vì tính nhân văn nên chưa thực hiện cưỡng chế.

Ngày 23/9/2017, UBND phường An Cựu phối hợp với ĐHH và Trung tâm Phát triển quỹ đất vận động bà Thương tự tháo dỡ. Bà Thương đề nghị ĐHH hỗ trợ 50 triệu đồng, sẽ chấp hành tự tháo dỡ. Nhưng phía ĐHH thống nhất sẽ chỉ hỗ trợ 20 triệu đồng.

Quá trình thu hồi đất, bồi thường, TĐC, còn xảy ra nhiều trường hợp khác chưa bàn giao mặt bằng- theo thông tin từ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế- với những lý do: bị đồng thừa kế khởi kiện, không đồng ý nhận tiền vì cho rằng giá bồi thường thấp, đề nghị bố trí thêm lô phụ TĐC.

Chờ kinh phí

Được biết, đối với hộ bị đồng thừa kế khởi kiện, UBND TP. Huế đã có văn bản đề nghị tòa án sớm giải quyết vụ kiện để đảm bảo thời gian GPMB. Đối với trường hợp không đồng ý nhận tiền vì cho rằng giá bồi thường thấp (đất nông nghiệp), Trung tâm Phát triển quỹ đất đã tổ chức vận động. Một trường hợp đã bàn giao 1 thửa 226m2 để thi công. Còn 1 thửa 2.076m2, trung tâm đã họp, báo cáo cấp trên thống nhất cho phê duyệt lại  theo quy định hiện hành, nhằm thực hiện đảm bảo thủ tục thu hồi đất để thực hiện GPMB. Trường hợp yêu cầu được bố trí lô phụ, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đã báo cáo UBND thành phố xem xét giải quyết theo các chính sách, quy định.

Theo ông Ngô Văn Tuấn, Trưởng Ban cơ sở vật chất ĐHH, vướng mắc lớn nhất trong quá trình thực hiện dự án là chưa đủ kinh phí để đền bù. Tổng mức vốn đầu tư được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án bước I giai đoạn I (năm 1999 đến 2005) hơn 69 tỷ đồng. Dự án bước II- giai đoạn II (Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phê duyệt) với tổng mức đầu tư hơn 349 tỷ đồng. Trong đó, 70% là ngân sách Nhà nước, 30% là vốn cân đối của ĐHH… Do chưa được cấp đủ kinh phí nên việc đền bù, di dời, GPMB  gặp không ít khó khăn.

Trong khu quy hoạch có 400 hộ dân bị ảnh hưởng. Chủ dự án chỉ mới bồi thường cho 50 hộ (trong 350 hộ còn lại, có khoảng 100 hộ dân ở trái phép). Ông Ngô Văn Tuấn cho biết, dự án bước 2 giai đoạn I kết thúc năm 2013, công tác GPMB đã kiểm kê 238 hộ. UBND TP đã phê duyệt, đền bù và di dời 46 hộ. Số còn lại chưa đủ điều kiện kinh phí để đền bù. ĐHH đề nghị các bộ, ban, ngành cấp vốn đền bù dứt điểm, khoảng 250 tỷ đồng. Vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong lần làm việc với ĐHH, đã hứa sẽ giải quyết. ĐHH vẫn đang chờ kết luận chính thức của Thủ tướng, để có phương án tiếp theo trong việc GPMB, thực hiện dự án.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh- An Di

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả

Ngày 24/4, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế phối hợp với Trường Du lịch – Đại học Huế tổ chức TalkShow “Chinh phục nhà tuyển dụng: Viết CV và phỏng vấn tìm việc” cho hơn 200 sinh viên Trường Du lịch.

Giúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quả
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

TIN MỚI

Return to top