ClockThứ Sáu, 19/10/2018 10:17

Mấy suy nghĩ về cải cách hành chính bảo hiểm xã hội

TTH.VN - Cải cách thủ tục hành chính là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển, từng bước chuyển mình của cải cách cơ chế chính sách nói chung trong đó có chính sách của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế Việt Nam.

Cải cách thủ tục hành chính BHXH là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Ảnh: L.T

Gia đình tôi có ba người là viên chức ăn lương nhà nước nay đã nghỉ hưu, hàng tháng nhận lương theo chế độ BHXH. Nhưng ba người lại nghỉ hưu ở ba giai đoạn khác nhau: Một người nghỉ hưu năm 2010, một người nghỉ hưu năm 2013 và tôi, nghỉ hưu cuối năm 2017.

Tuy nhiên, mức lương hưu của ba người có khác nhau. Đấy là do ngạch bậc, nghề nghiệp, thời gian, vị trí công tác, bằng cấp của từng người và cũng do hệ số lương quy đổi được điều chỉnh theo từng giai đoạn khác nhau nên mới có sự chệnh lệch như vậy. Đấy cũng là chuyện đương nhiên, rất bình thường của người lao động đến tuổi nghỉ hưu và được nhận mức lương hưu hàng tháng theo phần trăm tỷ lệ đã đóng BHXH.

Cách đây mươi năm, cứ vào tuần đầu hàng tháng, mỗi khi vợ tôi đi nhận lương hưu về, y như rằng hôm ấy cả nhà tôi phải cố mà ăn món “càm ràm”. Nào chuyện tiền lẻ, tiền chẵn, chuyện thứ tự trước sau; chuyện lương tháng này bị chậm, tiền mất giá, chuyện về sĩ quan quân đội, công an thời bình mà lương hưu cao ngất ngưỡng; chuyện cô nhân viên phát lương cậy quyền cậy thế, hầm hầm nạt nộ người già… ôi đủ thứ chuyện, toàn chuyện xoay quanh chủ đề “nhận lương hưu ở phường”, dù bực cả mình nhưng tháng nào cũng phải mặt đối mặt với cái cô phát lương mặt hầm hầm như tàu ngầm Hắc Hải.

Những ngày tháng ấy, mỗi khi nhắc đến BHXH nhiều người lao động không vui vẻ gì, một số như có ý so sánh với các loại hình bảo hiểm của các doanh nghiệp khác đang phát triển rầm rộ ở nước ta, với nhiều chính sách ưu đãi. Chính vì thế mà có nhiều người nghỉ hưu thì nhất quyết muốn nhận luôn lương hưu một lần, rồi đem số tiền ấy đi mua các gói bảo hiểm khác, không muốn dây dưa với BHXH nữa bởi rất phiền hà, đóng vào thì nhanh chóng mà khi nhận lại thì khó khăn vô cùng. Âu đó là câu chuyện xưa cũ còn nhiều tác động thâm căn cố đế của thời bao cấp sót lại trong từng người, tùy hoàn cảnh và cũng là câu chuyện rất đỗi bình thường mà thôi.

Cuối năm 2017, tôi được nghỉ hưu. Do cơ quan ít người nên tôi phải tự đi làm thủ tục cho chính mình. Đến BHXH Thừa Thiên Huế nộp hồ sơ, cô nhân viên hướng dẫn kê khai thủ tục hỏi tôi: “Chú muốn trực tiếp nhận lương hưu hàng tháng tại phường hay nhận qua thẻ ATM ?”.

Tôi nghĩ, nhà mình đã có hai người nhận lương hưu tại phường nên tôi đồng ý ghi vào hồ sơ: “Nhận lương hưu trả qua thẻ ATM, theo tài khoản…”. Và yên tâm ra về, chờ đợi tháng lương hưu đầu tiên… Đấy là đi cho biết, cách làm cũ, còn không thì có thể ngồi ở nhà thông qua dịch vụ chuyển phát bưu điện gửi hồ sơ đến BHXH tỉnh, chỉ trong vài ngày là có kết quả ngay. Bây giờ thủ tục làm chế độ vừa hưu tiện lợi vô cùng.

Cách trả lương hưu qua thẻ chỉ là một thí dụ, tuy không mới nhưng là một bước tiến trong công tác quản lý thu chi của người thụ hưởng nói chung. Nó giản lược rất nhiều giấy tờ sổ sách (kể cả giấy ủy quyền nhận thay) giúp cho người ta kiểm soát được mức chi tiêu của mình. Nó đã tạo điều kiện cho chủ sở hũ thẻ có thể đi bất cứ đâu trên đất nước này không cần đem theo nhiều tiền mặt mà khi cần vẫn có tiền mặt để chi tiêu.

Đối với người bị bệnh, đau ốm phải nằm viện điều trị, sau khi xuất viện, thì phần cùng chi trả giữa Bảo hiểm y tế và với người có thẻ bảo hiểm được giải quyết nhanh chóng theo chế độ phần trăm quy định.

Đối với những lao động chưa đủ năm tháng đóng bảo hiểm nhưng lại đủ tuổi nghỉ hưu: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; hay đủ năm đóng bảo hiểm: năm 30 năm, nữ 25 năm nhưng chưa đủ tuổi theo quy định hiện hành, người lao động chưa nắm rõ về tỷ lệ phần trăm được hưởng sau khi nghỉ hưu, mức cùng chi trả thuốc thang cho người đau ốm dài ngày, thai sản, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp, hay đau ốm phải chuyển viện lên tuyến trên; hoặc hướng dẫn cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế… có thể tiếp cận qua trang thông tin điện tử hay đến BHXH Thừa Thiên Huế sẽ được trả lời cặn kẽ, kể cả việc hướng dẫn thủ tục nếu cần làm chế độ nghỉ hưu sớm.

Một hoạt động thiết thực của công tác BHXH đối với những người mắc bệnh hiểm nghèo, đột xuất phải vào bệnh viện điều trị thì những ai có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được chăm sóc sớm hơn, kỹ càng hơn, nói như vậy không phải chỉ có thẻ bảo hiểm y tế mới được các thầy thuốc chăn sóc, mà là chuyện đương nhiên của người có ý thức đóng bảo hiểm sẽ được quan tâm trước. Có những ca mổ phải chi phí lên tới vài trăm triệu đồng, người có thẻ BHYT sẽ được bảo hiểm chi trả phần lớn kinh phí. Điều này tạo cho gia đình người bệnh yên tâm hơn khi phải quyết định những vấn đề liên quan đến sinh mệnh con người chỉ vì kinh phí quá cao. Nghĩ lại, tiền có nhiều bao nhiêu cũng không bằng sinh mệnh một con người. Nhưng không có tiền thì sinh mệnh con người ta cũng khó bảo toàn khi gặp căn bệnh nan y! Chính lúc này mới thấy rõ hơn vai trò, tác dụng của BHXH, BHYT là cái phao cứu sinh có hiệu quả nhất cho những người đã đóng đóng BHXH và BHYT. Đây chính là vừa thuận lợi vừa những thách thức lớn của hệ thống an sinh xã hội thuộc BHXH Việt Nam.

Tuy nhiên vẫn còn những nhân viên, những câu chuyện, sự việc xảy ra quanh ta chưa làm vừa lòng tất cả, nhiều cán bộ của ngành BHXH chưa thật công tâm, thái độ còn thiếu ân cần nhã nhặn khi tiếp xúc với người đóng bảo hiểm, với người cùng chi trả viện phí, thuốc thang.  Và dù con số ấy không nhiều nhưng vẫn là một vật cản khó nhìn rõ của công cuộc đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, để từng bước cải cách cơ chế chính sách về BHXH ở nước ta.

Những trăm trở lại đây, công tác cải cách thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam, cụ thể hơn là tại BHXH Thừa Thiên Huế đã có nhiều tiến bộ, nhiều đổi mới, chính vì thế mà người đóng bảo hiểm xã hội dưới nhiều hình thức kể cả tự nguyện đã tăng lên rõ rệt (gần 98%), là một tỉnh còn nghèo nhưng lại có tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội gần như cao nhất trong cả nước. Điều này chứng tỏ ngành BHXH đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, trong cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là cải cách cơ chế chính sách nên đã thu hút được rất đông người lao động, người ăn lương Nhà nước chiếm được cảm tình và sự tin tưởng của đa số cán bộ, nhân dân Thừa Thiên Huế.

Dương Hoàng - Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
Return to top