ClockThứ Sáu, 03/06/2016 14:21

Một cách ứng xử văn hóa

TTH - Trong dịp Festival Huế lần thứ 9 vừa qua, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn từ TP. Hồ Chí Minh đã về Huế tham gia nhiều hoạt động hưởng ứng. Trong số đó, ông có 2 cuộc nói chuyện về đề tài cổ vật tại Nhà Văn hóa Huế. Trong cuộc nói chuyện thứ hai vào ngày 29/4, trước giờ khai mạc Festival Huế 2016, giữa lúc diễn giả đang say sưa thuyết trình và người nghe- trong đó không chỉ có giới nghiên cứu, báo chí mà còn có không ít bạn trẻ và các cháu học sinh quan tâm đến lịch sử- đang chăm chú theo dõi, ghi chép thì đột nhiên tiếng trống lân nổi lên ngay sát bên rộn ràng, náo động. Diễn giả có ý chờ cho lân lắng xuống rồi nói tiếp, nhưng lân xong là chương trình ca nhạc tiếp nối với âm thanh cực đại. Thì ra, sát cạnh phòng diễn thuyết là một hoạt động khác cũng hướng về Festival Huế 2016 đã được lập trình. Tiếc là người ta lại quên nhìn tổng thể nên đã để xảy ra tình trạng “chồng lấn”, ô nhiễm âm thanh. Không thể chờ mãi, vậy là buổi nói chuyện buộc phải tiếp tục. Người nói cố nói, người nghe cố nghe, rất mệt!

 NNC Trần Đình Sơn tại buổi thuyết trình

Tôi rời vị trí, chủ động đóng cửa, nhưng có vẻ không ăn thua. Đành chữa cháy bằng cách tìm người của nhà văn hóa đề nghị cho chỉnh volum to lên. Khắc phục được chừng nào hay chừng ấy chứ cũng chẳng biết phải làm cách nào hơn được nữa. Lòng chợt thấy vô cùng áy náy, cho dù đó không phải là trách nhiệm của mình.

Kết thúc buổi nói chuyện, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cảm ơn mọi người và nói vui rằng đó có lẽ là buổi nói chuyện “tưng bừng” khó quên nhất cho cả người nghe và người nói. Mọi người vỗ tay, song thấy lòng hơi nặng. Tưởng như vậy là kết thúc thì may quá, lãnh đạo Nhà Văn hóa Huế xuất hiện với bó hoa thật lớn, chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn vì những buổi nói chuyện của ông cũng là sự đóng góp rất ý nghĩa để làm phong phú hoạt động, làm giàu có thêm “phần hồn” cho Nhà Văn hóa Huế. Đồng thời, lãnh đạo Nhà Văn hóa Huế cũng chân thành xin lỗi, mong ông thông cảm vì sự cố không mong muốn vừa xảy ra... Diễn giả vui vẻ nhận hoa và cử tọa cũng cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng. Cảm ơn Nhà Văn hóa Huế đã có một ứng xử rất văn hóa, khiến chuyện không vui lại trở thành một kỷ niệm đáng nhớ. Hy vọng đó cũng là một kinh nghiệm quý để những sự kiện tổ chức về sau sẽ không giẫm lại.

HÀN YÊN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục ứng xử văn hóa trên không gian mạng cho học sinh

Theo báo cáo gần đây nhất của tổ chức WeareSocial (2022), số người dùng internet ở nước ta là 72,1/98,56 triệu người (73,2% dân số). Nhưng điều đáng ngại là độ an toàn dữ liệu đã sụt giảm từ 60% năm 2020, xuống còn 30,7% năm 2022.

Giáo dục ứng xử văn hóa trên không gian mạng cho học sinh
Biểu dương các mô hình văn hoá ứng xử trong trường học

Ngày 16/9, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết và biểu dương mô hình văn hoá ứng xử tiêu biểu toàn quốc năm 2021. Tham dự hội nghị có đại diện các trường cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp trên địa bàn và cán bộ, nhà giáo tiêu biểu đóng góp trong mô hình xây dựng văn hoá ứng xử.

Biểu dương các mô hình văn hoá ứng xử trong trường học
Báo chí chính thống đi đầu tuyên truyền về chuẩn mực văn hóa ứng xử

Tác động mạnh mẽ nhất đối với xã hội và cộng đồng chính là báo chí truyền thông. Báo chí cần đi đầu trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử. Trước hết, báo chí cần quán triệt, thực hiện tốt 10 quy định về đạo đức của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017).

Báo chí chính thống đi đầu tuyên truyền về chuẩn mực văn hóa ứng xử
Đẹp & xấu

Xuống phố. Đi khắp các ngả đường thành phố, các vùng ven đô khi đêm muộn, trong cái lạnh se sẽ để tặng lì xì cho những người vẫn đang mưu sinh muộn mằn trong đêm cuối của năm cũ, ngày mới của năm mới là những hình ảnh tôi nhìn thấy trên tường facebook của một người bạn.

Đẹp  xấu
Return to top