Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
Ngày 27/1, các công tố viên Pháp cho biết sẽ điều tra việc một lượng lớn hạt nhựa nhỏ độc hại xuất hiện dọc bờ biển Đại Tây Dương gây nguy hiểm cho sinh vật biển và chuỗi thức ăn của con người.
Lượng lớn hạt vi nhựa được tìm thấy trên bờ biển Brittany, Pháp. Nguồn: preventingplasticpollution.com
Theo Trưởng công tố Camille Miansoni tại thành phố miền Tây Brest, cuộc điều tra hình sự được tiến hành sau khi Chính phủ Pháp và chính quyền địa phương lần lượt đệ đơn khiếu nại những đối tượng chưa rõ danh tính gây ra tình trạng trên.
Bộ phận tội phạm về môi trường của Văn phòng Công tố Brest sẽ dẫn dầu cuộc điều tra.
Giới chuyên gia cho rằng các hạt vi nhựa được tìm thấy trên bờ biển Brittany khả năng là do một container của ngành công nghiệp nhựa rơi xuống biển và bị bung ra do các cơn bão gần đây.
Cuối tuần qua, khoảng 100 người đã tham gia chiến dịch làm sạch để thu gom các hạt nhựa trên bờ biển và thu hút sự chú ý của dư luận.
Các hạt nhựa, có kích thước từ 1-5mm, là dạng nguyên liệu cơ bản nhất trong ngành sản xuất nhựa.
Để vận chuyển dễ dàng, các hạt nhựa thường được đóng thành các bao 25kg, với mỗi bao chứa khoảng 1 triệu hạt nhựa.
Khi lọt ra đại dương, các hạt nhựa này gây nguy hiểm cho đời sống sinh vật.
Với kích cỡ nhỏ, cấu tạo theo dạng tròn và màu sắc bắt mắt, các hạt nhựa dễ bị các sinh vật biển nhầm lẫn với mồi hoặc trứng cá. Khi ăn vào, chúng bắt đầu tiết ra những hóa chất nguy hiểm.
Với cấu tạo bề mặt, các viên nhựa cho phép những độc chất hữu cơ tích tụ.
Nhóm chất này khi đi vào cơ thể sống sẽ chuyển sang các mô, khiến sinh vật nhiễm độc.
Vấn đề nghiêm trọng hơn bởi các độc chất hữu cơ rất bền vững, nên một khi đã tích tụ trên bề mặt hạt nhựa, chúng sẽ tồn tại ở đó hàng năm cho đến khi bị sinh vật ăn phải.
Các hạt nhựa còn có khả năng kết hợp với những vi khuẩn nguy hiểm cho con người.
Theo TTXVN/Vietnam+
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát (23/03)
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững (21/03)
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD (21/03)
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên (21/03)
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài (21/03)
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước (20/03)
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương (20/03)
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng (20/03)
-
Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- “Lướt tàu điện ngầm”, hành động nguy hiểm gia tăng đáng báo động ở New York (Mỹ)
-
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan