Thế giới

Mua sắm trực tuyến và tác động đối với khí hậu

ClockChủ Nhật, 17/03/2019 20:01
TTH - Tờ The ASEAN Post ngày 17/3 có bài viết cho hay, Đông Nam Á là khu vực có một số nền kinh tế mở rộng nhanh nhất thế giới; với một cơ sở người tiêu dùng trẻ hơn, đô thị hóa và giàu có hơn, khu vực này sẽ tiếp tục phát triển ở một tốc độ phi thường. Cùng với đó, tác động của hoạt động mua sắm trực tuyến đến khí hậu cũng được xem xét.

Phân loại các gói hàng tại một công ty giao hàng ở Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của khu vực vượt mức 10 tỷ USD trong năm 2017, tăng từ mức 5,5 tỷ USD vào năm 2015. Trong đó, Indonesia đang dẫn đầu khu vực về thương mại điện tử và được dự kiến sẽ chiếm 52% tổng mức tăng trưởng tại thị trường này đến năm 2025. Singapore, nơi có trụ sở của 2 công ty thương mại điện tử khổng lồ khu vực là Lazada và Zalora, là thị trường thương mại điện tử tiên tiến nhất. Tại Thái Lan, thương mại điện tử là phương thức mua hàng và bán hàng kỹ thuật số chính đang tăng trưởng hơn 100%.

Với sự phát triển trong khả năng tiếp cận công nghệ và kết nối, sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy khi người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực mua sắm nhiều hơn. Thị trường thương mại điện tử trong khu vực được dự kiến tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 31% đến năm 2025, với giá trị ước đạt 88 tỷ USD.

Mua sắm trực tuyến và khí hậu

Khi liên kết thị trường đang bùng nổ về mua sắm trực tuyến với môi trường, nhiều nghiên cứu đã so sánh tác động của các xu hướng tiêu dùng thay đổi đối với khí thải nhà kính. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác nhau dựa trên nguồn gốc và các điểm đến của việc mua hàng, cũng như hành vi mua sắm.

Một nghiên cứu của ông Dimitri Weideli thuộc Trung tâm Vận tải & Hậu cần MIT cho thấy, mua sắm trực tuyến có ít tác động đến môi trường hơn so với mua sắm truyền thống.

Yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng khí thải nhà kính trong hoạt động mua sắm truyền thống là việc đi lại của khách hàng; trong khi đối với mua sắm trực tuyến, đó là việc đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Điều này có nghĩa là, khi xem xét toàn bộ quá trình mua hàng, các yếu tố như vị trí khách hàng và sự lựa chọn vận tải ảnh hưởng rất lớn đến kết quả.

Đối với Công ty nội thất Thụy Điển IKEA, sự đột phá vào hoạt động mua sắm trực tuyến mang lại hiệu quả tích cực cho các nỗ lực giảm phát thải toàn cầu. Giám đốc phụ trách truyền thông và bền vững khu vực Đông Nam Á của IKEA, ông Lars Svensson cho rằng, thương mại điện tử giúp giảm việc đi lại của khách hàng đến và đi từ các cửa hàng, chiếm 14% lượng khí thải carbon; đồng thời giúp họ xử lý hiệu quả hơn trong việc chuẩn bị hàng hóa để giao hàng và thanh toán.

Điểm đáng chú ý là phần lớn tác động không chỉ phụ thuộc vào cách các doanh nghiệp hoạt động, mà còn cả cách người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua hàng của họ. Cả nhà bán lẻ trực tuyến và truyền thống có thể đóng vai trò quan trọng trong việc này, bằng cách thông báo cho khách hàng về tác động môi trường của các lựa chọn.

Với sự giáo dục và nhận thức đầy đủ, bản thân người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định sáng suốt về cách điều hướng trải nghiệm mua sắm của họ, trong khi theo dõi các tác động đến khí hậu, môi trường và thế giới.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi) đang được Bộ Y tế xây dựng, lấy ý kiến hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Theo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) của Bộ Y tế trình Chính phủ, một số quyền lợi và phạm vi chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng và bổ sung…

Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Return to top