Thế giới

Mỹ-Đức khẳng định tầm quan trọng của liên minh xuyên Đại Tây Dương

ClockThứ Năm, 24/06/2021 10:15
Tại họp báo ở Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và Ngoại trưởng Mỹ Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác giữa hai nước; sự cấp thiết phải xây dựng một liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Thủ tướng Đức: Hiệp định thương mại EU - Mỹ là một ý tưởng hayĐức, Pháp, Anh, Mỹ nhất trí khôi phục mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại cuộc gặp ở Berlin, Đức, ngày 23/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 23/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới Đức trong chuyến thăm đầu tiên của ông từ khi nhậm chức.

Mục đích của chuyến thăm là thảo luận với các nhà lãnh đạo nước chủ nhà về quan hệ song phương, khu vực và quốc tế cũng như tham dự Hội nghị quốc tế về Libya lần thứ hai.

Tại cuộc họp báo ở Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và người đồng cấp Mỹ Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác giữa hai nước. Ngoại trưởng Maas nhấn mạnh sự cấp thiết phải xây dựng một liên minh xuyên Đại Tây Dương ở thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Blinken cho biết ông đã có cuộc thảo luận rất hiệu quả với người đồng cấp nước chủ nhà. Ông đánh giá tích cực mối quan hệ hợp tác và hữu nghị Mỹ-Đức.

Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh giải quyết những thách thức như biến đổi khí hậu cần có sự phối hợp và ông tin tưởng đây thực sự là những gì Đức và Mỹ đang thực hiện. Tuy nhiên, một trong những chủ đề còn gây tranh cãi giữa hai nước là dự án Dòng chảy phương Bắc 2 - đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua Biển Baltic.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, cần phải đạt được những kết quả cụ thể, đáng tin cậy và không nên cho phép việc sử dụng năng lượng làm vũ khí chống lại Ukraine hoặc các nước khác.

Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh khi chính quyền mới của Mỹ nhậm chức, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và giờ là lúc cần phải tìm kiếm biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với Ukraine. Ông thể hiện quan điểm của Washington coi dự án Dòng chảy phương Bắc 2 này là mối đe dọa đối với nguồn cung năng lượng của châu Âu. 

Về phần mình, Ngoại trưởng Đức Maas cũng cho biết hai bên đang nỗ lực hướng tới những kết quả cụ thể, trong đó có nhiều khả năng và cách tiếp cận để giải quyết vướng mắc hiện nay.

Chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel tới Mỹ vào tháng Bảy tới cũng sẽ góp phần giải quyết vấn đề theo cách mà Mỹ có thể chấp nhận được.

Ngoài vấn đề trên, tại cuộc hội đàm, ngoại trưởng hai nước cũng đã thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine, Belarus, kết quả hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin,... đồng thời nhấn mạnh sẵn sàng cùng hợp tác trong các vấn đề toàn cầu.

Ngoại trưởng Blinken khẳng định Chính phủ Mỹ chú trọng hợp tác và đề cao trách nhiệm đối với chủ nghĩa đa phương, đồng thời khẳng định Đức là "bạn và đối tác thân thiết nhất" của Mỹ.

Dự kiến, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức, Ngoại trưởng Blinken sẽ dự Hội nghị quốc tế về Libya và hội kiến Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Trước đó, Ngoại trưởng Maas đã yêu cầu tất cả lính đánh thuê nước ngoài rời khỏi Libya, coi đây là cách duy nhất giúp hướng tới một quốc gia "có chủ quyền và tự do," không bị nước ngoài can thiệp.

Liên quan vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ đã đề cao vai trò của Đức trong vấn đề Libya, khẳng định hai nước đang cùng theo đuổi những mục tiêu giống nhau ở quốc gia Bắc Phi này. Ông nêu rõ cần phải duy trì lệnh ngừng bắn hiện nay tại Libya. Theo kế hoạch, hội nghị quốc tế về Libya lần thứ hai sẽ tập trung vào duy trì lệnh ngừng bắn ở Libya nhằm sớm vãn hồi sự ổn định ở quốc gia Bắc Phi.

Theo kế hoạch, ngày 24/6, Ngoại trưởng Blinken và người đồng cấp nước chủ nhà Maas sẽ thăm khu tưởng niệm nạn nhân Do thái ở Berlin và ký thoả thuận thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Sau khi thăm Đức, ông Blinken sẽ tới Pháp, sau đó tới Italy dự hội nghị liên minh chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và dự Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bari, Italy.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Nikkei Asia trước thềm một hội nghị thượng đỉnh ba bên lịch sử ở Washington vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, số hóa, các mạng lưới truyền thông, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip
Return to top