Thế giới

Mỹ kêu gọi Myanmar thay đổi hiến pháp

ClockThứ Sáu, 13/11/2015 07:32
TTH.VN - Theo tin từ AFP, Nhà Trắng ngày hôm qua (12/11) cho biết những thay đổi về hiến pháp vẫn là điều cần thiết để Myanmar dân chủ hơn nữa, sau cuộc bầu cử được coi là một bước nhảy vọt hướng về nguyên tắc toàn dân vừa qua.

Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chúc mừng nhà lãnh đạo lâu năm ủng hộ cho nền dân chủ của Myanmar Aung San Suu Kyi về những thành công đạt được trong cuộc bỏ phiếu "lịch sử" mà gần như chắn chắc sẽ đưa đảng của bà nắm quyền, Nhà Trắng đã nêu ra một số bước đi được cho là cần thiết đối với Chính phủ nước này.

Suu Kyi trong một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Obama năm 2014. Ảnh: CBC.

"Chúng tôi nhất quán cho rằng, trong quá trình chuyển đổi đầy đủ hướng đến dân chủ những năm qua, việc cải cách hiến pháp vẫn là điều cần thiết đối với những quy tắc dân sự tại Myanmar", phụ tá về chính sách đối ngoại cao cấp của Tổng thống Obama – ông Ben Rhodes cho biết.

"Việc cải cách được đặt ra ngay cả với cuộc bầu cử này, khi có đến 25% số ghế trong Quốc hội được dành riêng cho quân đội mà không cần thông qua bầu cử", ông Rhodes nói, đồng thời nhấn mạnh rằng, "sau đó, tất nhiên, cần có những sửa đổi về thủ tục đã cấm bà Aung San Suu Kyi đảm nhận cương vị Tổng thống. Trong tương lai, đây là một vấn đề mà các nhà lãnh đạo và nhân dân Myanmar cần phải quyết định".

Con đường hướng tới việc nắm giữ quyền lực của bà Suu Kyi đang bị chặn lại bởi Hiến pháp năm 2008 của nước này ban hành điều luật cấm bất cứ ai có chồng hoặc con là người nước ngoài được giữ chức vụ Tổng thống. Trong khi đó, người chồng quá cố và 2 con trai của bà Suu Kyi đều là người Anh. Nhiều người cho rằng, biện pháp này được phía quân đội hùng mạnh của Myanmar đưa ra nhắm thẳng vào bà Suu Kyi, nhằm ngăn chặn bà trở thành Tổng thống.

Theo ông Rhodes, sau quá trình xác định số ghế trong Quốc hội và bổ nhiệm Tổng thống, "Quốc hội mới và những người lãnh đạo sẽ phải đưa ra những quyết định về cải cách và hiến pháp". Ông Rhodes cũng cho rằng, "bà Aung San Suu Kyi có một vị trí vững chắc trên ương vị nhà lãnh đạo của đảng NLD để có tiếng nói hàng đầu về đường hướng tương lai của đất nước".

Tố Quyên (lược dịch từ AFP & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top