Thế giới

Mỹ mở trung tâm sàng lọc mới tiếp nhận người tị nạn Syria

ClockThứ Bảy, 07/11/2015 07:25
TTH.VN - Chính quyền Tổng thống Obama đang hành động để gia tăng và đẩy nhanh số lượng người tị nạn Syria có thể được tiếp nhận vào Hoa Kỳ bằng cách mở các trung tâm sàng lọc mới ở Iraq và Lebanon, các quan chức chính quyền tiết lộ với Reuters ngày hôm qua (6/11).

Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Barack Obama cam kết sẽ tiếp nhận thêm 10.000 người tị nạn từ Syria vào năm 2016 – những người đã bị cướp mất sự bình yên bởi hơn 4 năm nội chiến và rối loạn.

Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận kế hoạch mở một trung tâm giải quyết tị nạn ở Erbil, Iraq, trước khi kết thúc năm 2015, và sẽ tiếp tục tiến trình này ở Lebanon vào đầu năm 2016, phát ngôn viên Danna Van Brandt cho biết.


Một người tị nạn đang ôm con gái trong lúc chờ được băng qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Nhà Trắng không tiết lộ sẽ có bao nhiêu người tị nạn nữa có thể được tiếp nhận thêm ngoài con số 10.000 người đã công bố trước đó, nhưng 2 cán bộ quản lý cấp cao cho biết họ đang tìm cách để làm tăng số lượng người tị nạn được tiếp nhận.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang vận hành 9 trung tâm sàng lọc trên toàn thế giới, là điểm gặp gỡ cho những người tị nạn và nhân viên của Bộ An ninh Nội địa – những người có quyền quyết định ai là người thích hợp cho việc tái định cư tại Hoa Kỳ.

Các trung tâm mới bổ sung sẽ làm tăng gấp đôi số trạm sàng lọc hiện có cho những người tị nạn ở Trung Đông. Hầu hết người Syria hiện đang được thẩm tra lý lịch và các yếu tố khác cho tiềm năng tái định cư tại Hoa Kỳ thông qua các trung tâm ở Istanbul và Amman, Jordan.

Theo vị quan chức nói trên, các trung tâm mới được thiết lập với mục đích "tăng cường các kênh" mà Hoa Kỳ có để tiếp cận với người tị nạn Syria. Các nhân viên của Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã tạm ngừng việc tới Lebanon để tiếp xúc với những người tị nạn sau khi cơ sở này đóng cửa hơn 1 năm trước đây do những lo ngại về an ninh.

Việc đóng cửa trung tâm sàng lọc ở Lebanon đã gây ra sự phẫn nộ giữa những người ủng hộ người tị nạn. Theo những người này, Lebanon đang nắm giữ số lượng người tị nạn Syria lớn nhất, hầu hết trong số đó phải sống trong nghèo đói bởi vì cho họ làm việc là bất hợp pháp. Tuy nhiên, đến tháng trước, Lebanon tuyên bố sẽ không tiếp tục nhận thêm người tị nạn Syria, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt.

Giữa làn sóng người tị nạn tăng cao ở châu Âu, một số thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ và những người ủng hộ người tị nạn nói rằng, Hoa Kỳ cần phải làm nhiều hơn nữa cho người Syria - những người thường thường phải thực hiện những hành trình đầy nguy hiểm để đến những vùng đất mà họ không có nhà cửa cũng như phương tiện làm việc. Trong khi đó, một số nghị sĩ đảng Cộng hòa làm dấy lên lo ngại rằng việc cho phép nhiều người Syria vào Mỹ sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

"Chúng tôi có rất ít hoặc không có thông tin về thực tế những người này là ai ... và không có khả năng để xác định xem liệu họ có phải là những kẻ cực đoan hay không," Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Jeff Sessions phát biểu tại một buổi điều trần hôm 2/10 vừa qua.

Một quan chức cao cấp nói với Reuters rằng, Hoa Kỳ cũng đang khuyến khích các nước khác đóng góp nhiều tiền của hơn cho các nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm giúp đỡ những người tị nạn.

Chính quyền Mỹ đồng thời cũng đang tìm cách để tăng viện trợ cho các nước giáp biên giới với Syria như Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ khi những nước này đang phải tiếp nhận hàng triệu người chạy trốn chiến tranh, vị quan chức này cho biết thêm.

 

Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top