Thế giới Thế giới
Mỹ sẽ có đủ vaccine cho người dân vào cuối tháng 5/2021
TTH.VN - Tổng thống Joe Biden hôm qua (2/3) tự tin khẳng định Mỹ sẽ có đủ nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 5 tới để tiêm chủng cho toàn bộ người dân trưởng thành trên cả nước.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Tổng thống Biden dự báo phải đến cuối tháng 7 để nước Mỹ có thể tích lũy đủ lượng vaccine nói trên.
Thông tin này được Tổng thống Biden đưa ra trong một bài phát biểu ngắn hôm 2/3, trong đó ông xác nhận về một thỏa thuận rằng hãng dược phẩm khổng lồ Merck & Co Inc sẽ giúp sản xuất vaccine COVID-19 liều đơn của đối thủ Johnson & Johnson – một mối quan hệ đối tác tương tự như đã thấy trong Thế chiến thứ 2, để có thể thúc đẩy nguồn cung vaccine trên toàn quốc. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết, các cơ sở sản xuất vaccine của Johnson & Johnson "từ giờ sẽ bắt đầu hoạt động 24/7".
Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson là loại vaccine thứ ba nhận được sự chấp thuận theo quy định của nước Mỹ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Từ đó, ông tin tưởng rằng sẽ có đủ vaccine cho mỗi người dân trưởng thành trên khắp đất nước vào cuối tháng 5/2021.
Ông cũng tự tin cho biết sẽ đạt được mục tiêu cung cấp 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong 100 ngày đầu đương nhiệm.
Không giống như các loại vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna gồm 2 liều, vaccine của Johnson & Johnson chỉ cần một liều và được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường, mang lại những lợi thế về mặt hậu cần và thực tế.
"Những thông báo hôm nay là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi nhằm đánh bại đại dịch này", Tổng thống Biden phát biểu trong một tuyên bố trên truyền hình từ Nhà Trắng. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng “cuộc chiến này còn lâu mới kết thúc”.
Ngoài ra, Tổng thống Joe Biden cũng yêu cầu các bang trong nước ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho giáo viên để đảm bảo trẻ em có thể trở lại trường học một cách nhanh chóng và an toàn, đồng thời kêu gọi mọi giáo viên hoàn thành việc tiêm chủng ít nhất một mũi vào cuối tháng 3 này.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, việc tăng cường sản xuất 3 loại vaccine hiện nay sẽ thúc đẩy nỗ lực mở cửa trở lại các trường học trên cả nước, trong bối cảnh mối lo ngại về sức khỏe tâm thần ngày càng nhiều và nguy cơ gia tăng những bất bình đẳng do những thách thức của việc học từ xa.
BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & CNA)
- Giám đốc IMF: Không thể loại trừ khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu (07/07)
- Hội nghị G20 tập trung thảo luận các nỗ lực hồi phục toàn cầu (07/07)
- Việt Nam trúng cử Ủy ban bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (07/07)
- Đông Nam Á: Hơn 30 triệu việc làm có thể được tạo ra từ phục hồi xanh (06/07)
- Thế giới ghi nhận hơn 5.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (06/07)
- Giải mã nguyên nhân gây COVID-19 kéo dài (06/07)
- AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3% (06/07)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
-
Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch