Thế giới

Mỹ và Iraq quyết tái chiếm thành phố Ramadi từ tay IS

ClockThứ Ba, 19/05/2015 21:20
TTH.VN - Mỹ đang tích cực hỗ trợ cho Iraq đạt mục tiêu này. Nếu không tái chiếm được Ramadi, sẽ rất khó giành lại Mosul.

Hôm qua (18/5), 3.000 tay súng dân quân Hồi giáo dòng Shiite đã đến một căn cứ quân sự gần thành phố Ramadi, thuộc tỉnh Anbar, Iraq. Đây được coi là nỗ lực của chính phủ Iraq nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố chiến lược này sau khi để mất vào tay nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) cuối tuần qua. 

 
Lính IS ăn mừng chiến thắng tại Ramadi

Sau khi Ramadi rơi vào tay nhóm Nhà nước Hồi giáo, Thủ tướng Haider al-Abadi quyết định triển khai lực lượng dân quân Shiite nhằm giành lại thành phố. Lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shiite đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực giành lại thành phố Tikrit từ tay nhóm Nhà nước Hồi giáo thời gian gần đây. Tuy nhiên, lực lượng này đã rút khỏi khu vực sau khi xảy ra nhiều vụ tấn công bạo lực và cướp phá tại Tikrit. 

Trong thời gian này, máy bay chiến đấu của  liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành 19 cuộc không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo trong vòng 72 giờ theo yêu cầu của phía Iraq. Quân đội Mỹ khẳng định việc thủ phủ Ramadi của tỉnh Anbar, miền Tây Iraq, thất thủ vào tay nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) là “một bước thụt lùi," song trấn an rằng chính quyền Baghdad cuối cùng sẽ giành lại quyền kiểm soát thành phố này nhờ sự hỗ trợ của không quân Mỹ.

Phát biểu với báo giới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke tuyên bố: "Chúng tôi đã luôn luôn biết rằng cuộc chiến này sẽ dài và khó khăn, đặc biệt là ở tỉnh Anbar. Và do đó không thể phủ nhận rằng, sự thất thủ của quân đội Iraq tại Ramadi là một thất bại, nhưng Mỹ sẽ giúp người Iraq lấy lại Ramadi. Hiện chúng tôi đang hỗ trợ các lực lượng an ninh và chính phủ Iraq bằng các cuộc không kích. Máy bay của chúng tôi tiếp tục nhắm bắn các mục tiêu là nhóm Nhà nước Hồi giáo cho đến khi giúp Iraq chiếm lại được Ramadi”.

Ông Rathke cũng nhấn mạnh, người dân tại Ramadi đang phải đối mặt với sự tàn bạo của các tay súng lực lượng Nhà nước Hồi giáo. Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 500 người đã bị sát hại và hơn 25.000 người buộc phải tháo chạy khỏi thành phố này chỉ trong vòng vài ngày qua khi lực lượng Nhà nước Hồi giáo tiến vào đây.

Bất chấp những nỗ lực của chính quyền Iraq và sự cam kết của Mỹ trong việc giành lại quyền kiểm soát thành phố chiến lược Ramadi,  giới phân tích cho rằng, việc thành phố Ramadi thất thủ cho thấy “bước lùi” của quân đội chính phủ Iraq kể từ khi họ tuyên bố khởi động chiến dịch lấy lại các vùng lãnh thổ bị mất về tay Nhà nước Hồi giáo hồi tháng 6/2014.

Ông Michael O'Hanlon - nhà phân tích về chính sách an ninh và quốc phòng tại Viện Brookings có trụ sở tại Washington cho rằng, việc thành phố Ramadi thất thủ cho thấy quân chính phủ Iraq khó có thể mở chiến dịch đánh bật nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo khỏi thành phố Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq.

 Ông Hanlon nói: “Tôi nghĩ việc để mất Ramadi là tín hiệu khá xấu. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nhóm Nhà nước Hồi giáo sẽ nắm quyền kiểm soát Baghdad và toàn bộ Iraq. Tôi vẫn tin rằng, theo thời gian nhóm Nhà nước Hồi giáo sẽ bị đánh bại, nhưng việc để mất Ramadi sẽ khiến việc giành lại thành phố Mosul –một thành phố lớn và quan trọng nhất mà nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng nắm giữ trở nên xa vời hơn”.

Như vậy việc Ramadi thất thủ là một đòn thất bại vô cùng nghiêm trọng đối với chính phủ Iraq. Tỉnh Anbar trải dài trên một vùng rộng lớn ở phía Tây Iraq, kéo dài từ Baghdad tới biên giới Syria và có nhiều tuyến đường chính nối Iraq với Syria và Jordan.

Vũ Anh Tuấn (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top