Thế giới

Na Uy sẽ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch

ClockChủ Nhật, 13/02/2022 09:31
TTH.VN - Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere ngày hôm qua (12/2) cho biết, quốc gia này sẽ dỡ bỏ gần như tất cả những biện pháp hạn chế còn lại liên quan đến đại dịch COVID-19, trong bối cảnh sự lây nhiễm của COVID-19 không có khả năng gây nguy hiểm cho các dịch vụ y tế.

Đại sứ Na Uy ấn tượng với nỗ lực phòng, chống COVID-19 của Việt NamNhiều nước dần dỡ bỏ các biện pháp chống dịch

Người dân ở thủ đô Oslo, Na Uy được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trước đó vào ngày 1/2, quốc gia Bắc Âu này đã quyết định dỡ bỏ một số các biện pháp hạn chế. Các quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 12/2 (theo giờ địa phương). Tuy nhiên, Na Uy vẫn sẽ duy trì một số biện pháp hạn chế đối với quần đảo Svalbard ở Bắc Cực.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Jonas Gahr Stoere cho hay: “Chúng tôi đang dỡ bỏ gần như tất cả các biện pháp liên quan đến đại dịch COVID-19. Đại dịch không còn là mối đe dọa y tế lớn đối với đa số chúng ta. Biến thể Omicron gây ra tình trạng bệnh ít nghiêm trọng hơn nhiều, và chúng ta được bảo vệ tốt bằng vaccine".

Cụ thể, người dân Na Uy sẽ không còn phải giữ khoảng cách ít nhất 1m nữa, cũng như thực hiện việc đeo khẩu trang trong không gian tập trung đông người. Quyết định loại bỏ những biện pháp hạn chế này cũng đồng nghĩa là các câu lạc bộ đêm và những địa điểm giải trí bị ảnh hưởng khác có thể hoạt động trở lại hết công suất.

Bên cạnh đó, những người nhiễm bệnh sẽ không cần phải tự cách ly nữa. Thay vào đó, họ được khuyến nghị ở nhà trong 4 ngày. Ngoài ra, du khách đến Na Uy sẽ không cần phải đăng ký trước nữa, và Chính phủ Na Uy cũng đang dỡ bỏ yêu cầu trước đây về bằng chứng xét nghiệm âm tính trước khi khởi hành đối với một số nhóm du khách, chẳng hạn như những người chưa được tiêm phòng.

Được biết, hồi tháng 12/2021, Na Uy đã bắt đầu áp đặt lệnh phong toả một phần để chống lại biến thể Omicron lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Chính phủ quốc gia này cho biết thêm, du khách đến Svalbard, nơi các dịch vụ y tế còn hạn chế, phải tiếp tục xét nghiệm COVID-19 trước và sau khi đến, trong khi các chuyến bay thuê bao quốc tế đến quần đảo này vẫn tiếp tục chưa được thực hiện.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top