ClockThứ Sáu, 15/10/2021 13:59

Nên làm và làm theo qui định

TTH.VN - Cứ vào đầu năm học mới là chuyện thu phí ở trường học lại rộn lên. Không năm nào không có chuyện. Năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị “Siết chặt các khoản thu đầu năm”.

Siết chặt các khoản thu đầu năm

Một tiết học tại Trường tiểu học Vĩnh Ninh (ảnh minh họa). Ảnh: LT

Có vẻ như năm nào, về mặt quản lý Nhà nước, Sở và các phòng giáo dục huyện, TP đều “siết” về các khoản thu, nhưng… không chặt. Vì không chặt cho nên phải “siết mãi”. Nó giống như chuyện có một vị lãnh đạo nọ ví von, kinh nghiệm nó giống như một  sợi dây, rất dài… nên “ rút mãi” vẫn không xong.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định: “Ngành giáo dục đã yêu cầu các địa phương không đưa bộ môn kỹ năng sống và tăng cường tiếng Anh vào trường học trong thời điểm hiện nay, tránh tạo gánh nặng cho phụ huynh” – theo Báo Thừa Thiên Huế ngày 14/10. Thế nhưng nhiều trường vẫn cứ thu. Rõ ràng, trường nào thu tức là trái với chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Đã trái thì thiếu đồng nhất, mỗi trường thu mỗi kiểu. Có trường thu tiền lắp điều hòa 500.000đ. Có trường lại thu 700.000đ. Khi đời sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu cũng nâng cao theo là lẽ thường tình. Anh muốn con em có một phòng học mát mẻ thì góp nhau bắt điều hòa cũng là điều chính đáng. Nhưng có vẻ như có một điều không “chính đáng” là các trường không chịu khấu hao! Một lớp học có bao nhiêu em. Cứ giả sử thu mỗi em 500.000 đồng thì được bao nhiêu tiền. Các em được học trong môi trường như vậy được mấy năm. Cứ minh bạch hết ra để cho nhiều người cùng giám sát.

Nếu năm nào cũng cứ thu là điều vô lý vì tuổi thọ của một cái điều hòa không phải ngày một ngày hai mà kéo dài nhiều năm. Nếu các em đã đóng tiền điều hòa rồi, khi các em không còn học ở phòng học ấy nữa thì phải tính khấu hao để chuyển giao cho những em được hưởng kế tiếp chứ. Phần còn lại các em đã đóng không được hưởng thì phải hoàn trả lại cho các em. Nếu cứ hết một chu kỳ học của lớp học A đến chu kỳ học của lớp học B, nếu điều hòa không hư, vẫn còn tốt mà đem hóa giá để mua điều hòa mới thì có khi rơi vào lãng phí! Nói chung, điều này phải tính toán lại và cần thiết phải minh bạch và có một qui định và sự giám sát. Trường học muốn thân thiện là một trường học không “lăn tăn” về chuyện tiền bạc!?

Tôi có một người em cùng làm cơ quan kể chuyện này cách đây mấy ngày. Em cho cháu đầu đi học mẫu giáo. Cô giáo nói, trường không có qui định thu dùng học tập của các cháu, nhưng nếu được thì phụ huynh cũng nên ủng hộ để các cháu có điều kiện học tốt hơn. Nếu các phụ huynh ở vào trường hợp này thì sẽ ửng xử thế nào? Về mặt tâm lý, tôi tin là phần lớn phụ huynh ủng hộ. Cô giáo cũng không phải chịu trách nhiệm gì vì đó là phụ huynh tự nguyện. Nhưng rõ ràng việc làm này là trái với qui định.

Thật thà mà nói, đất nước chúng ta còn nghèo nên chế độ đãi ngộ cho giáo viên còn rất thấp. Một giáo viên mới ra trường thu nhập một tháng vài triệu đồng thì đúng là sống với mức tối thiểu cũng hết sức chật vật, chứ chưa nói đến nhu cầu của cuộc sống còn bao nhiêu chuyện. Trong lực lượng viên chức, giáo viên chiếm số lượng đông nhất nên để cải cách chế độ cho giáo viên là cả một vấn đề, không thể ngày một ngày hai.

Giáo viên là đội ngũ sở hữu một thứ tài nguyên hết sức quí giá, ấy là tri thức. Tri thức này phải được khai thác triệt để để chuyển giao cho thế hệ học sinh, càng nhiều càng tốt. Và giáo viên xứng đáng được hưởng sự bù đắp ấy, chẳng những tình cảm, sự kính trọng… mà còn cả đời sống vật chất nữa. Một khi Nhà nước chưa kham nổi hết mọi thứ thì xã hội cũng cần chia sẻ, chung tay. Đó là điều tốt, nên làm. Nhưng cách làm là phải có qui định, có tổ chức, có cơ sở và phải công khai, minh bạch, thống nhất.

L. Phương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Return to top