Thế giới

Nga tuyên bố từ bỏ thương vụ tàu Mistral, chỉ nhận bồi thường

ClockThứ Tư, 27/05/2015 09:58
TTH.VN - Phó Chủ tịch Ủy ban công nghiệp quân sự (MIC) Nga Oleg Bochkarev ngày 26/5 cho biết nước này đã từ bỏ các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đặt Pháp đóng và nay sẽ chỉ thảo luận số tiền bồi thường.

Một tàu đổ bổ lớp Mistral

Phát biểu trước báo giới, ông Bochkarev nói: "Thực tế, Nga không nhận chúng (các tàu Mistral), và nay chỉ thảo luận tổng số tiền cần trả lại Liên bang Nga." 

Ông Bochkarev cũng cho biết sau khi từ chối các tàu Mistral, Nga có kế hoạch đóng các tàu đổ bộ, song thuộc lớp khác và không có ý định sao chép mẫu tàu của Pháp. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi có ý định (chế tạo) các tàu như vậy, chúng có trong dự án của chúng tôi, tuy nhiên chúng tôi đóng chúng theo lớp khác, chúng tôi có ý tưởng đổ bộ khác. Không có mục tiêu sao chép Mistral."

Năm 2011, Nga đặt Pháp đóng hai tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral. Theo dự kiến, Hải quân Nga sẽ nhận chiếc tàu đầu tiên vào mùa thu 2014. Tuy nhiên, việc chuyển giao đã bị hoãn do tình hình ở Ukraine và việc chuyển giao con tàu thứ hai dự kiến vào năm 2015 cũng đã bị đóng băng.

Được biết, Pháp sẵn sàng bồi thường nếu các tàu Mistral không được chuyển giao cho Nga. Moskva đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ có thể chấp nhận cả hai điều kiện - hoặc nhận tàu hoặc nhận tiền. Giới chức Nga đã nhiều lần khẳng định khả năng phòng thủ đất nước không bị ảnh hưởng bởi hợp đồng đổ vỡ này.

Liên hiệp đóng tàu Nga đã bày tỏ sẵn sàng chế tạo tàu đổ bộ chở trực thăng nếu nhận được đơn hàng tương ứng. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Mistral được đặt chủ yếu để "ủng hộ các đối tác của chúng ta và đảm bảo hoạt động các xưởng đóng tàu của họ"./.

Theo Vietnam plus
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top