ClockChủ Nhật, 28/08/2016 15:08

Ngăn chặn lấn chiếm đất rừng

TTH - Chặt phá, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy ở huyện miền núi A Lưới vẫn diễn ra, nguy cơ rừng bị xâm hại vẫn thường trực hàng ngày.

Theo chân lực lượng bảo vệ rừng, Trạm Bảo vệ rừng A Roàng, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới vào tuyến đường đang mở dẫn lên cột mốc S11 biên giới Việt – Lào, mới đoạn đầu con đường, chúng tôi đã thấy rừng hai bên đường bị người dân đốn hạ, lấn chiếm làm nương rẫy. Một số khu vực rừng đã mất đi màu xanh, độ che phủ, thay vào đó là màu xanh của lúa, của ngô và đồi trọc.Tiếp tục đi sâu vào bên trong khu vực rừng tự nhiên thuộc xã A Roàng, hiện tượng rừng bị người dân chặt phá, lấn chiếm làm nương rẫy còn nghiêm trọng hơn. Một số cây rừng có đường kính lớn cũng đã bị đốn hạ, chỉ còn lại gốc.

Dẫn chúng tôi đến một diện tích rừng bị người dân vào chặt, lấn chiếm, anh Lê Nhữ Thắng, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng A Roàng thông tin: “Mấy hôm trước, khu rừng này bị người dân dùng cưa máy vào đốn hạ cây rừng để lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy nhưng anh em trong đơn vị trong lúc tuần tra đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời”. Quan sát khu vực xung quanh, chúng tôi thấy một số cây rừng có kích thước lớn đã bị đốn hạ, vết cưa vẫn còn rất mới. Phía đối diện, một diện tích đất rừng bị lấn chiếm đã được người dân canh tác tỉa ngô, lúa.

Dùng máy GPS kiểm tra tọa độ, xác định diện tích đất rừng bị lấn chiếm, anh Nguyễn Văn Xiêng, nhân viên bảo vệ rừng, cho hay: “Kể từ ngày mở con đường dẫn lên cột mốc S11 biên giới Việt – Lào, tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng ở A Roàng “căng” hơn trước. Nhiều người dân thiếu đất sản xuất, đều lợi dụng con đường này để vào chặt phá, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy. Đa số các vụ chặt phá, lấn chiếm đất rừng đều diễn ra lúc đêm khuya, rạng sáng”.

Cùng thực địa tại khu vực rừng bị xâm hại, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng A Roàng thừa nhận: “Việc chặt phá, lấn chiếm đất rừng tại A Roàng có chiều hướng gia tăng so với những năm trước. Các vụ lấn chiếm đất rừng diễn ra nhanh hơn, khi người dân sử dụng cưa máy. Có lúc, chúng tôi phát hiện, nhưng vào đến nơi thì nhiều diện tích cây rừng đã bị người dân đốn hạ. Hằng ngày, chúng tôi đều tổ chức cho anh em tuần tra tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ bị lấn chiếm. Mặc dù vậy, công tác ngăn chặn lấn chiếm đất rừng gặp rất nhiều khó khăn khi lực lượng bảo vệ rừng tại trạm quá mỏng. Trạm được biên chế 9 thành viên, nhưng phải quản lý bảo vệ 3 tiểu khu, với diện tích hơn 3.000 héc ta rừng tự nhiên. Theo ông Thắng, từ đầu năm 2016 đến nay, diện tích đất rừng tự nhiên ở A Roàng bị người dân xâm hại, lấn chiếm làm nương rẫy khoảng hơn 2 héc ta. Trong đó, chủ yếu tập trung tại khu vực rừng có đường quốc phòng đang mở dẫn lên hai cột mốc S11 và 670 biên giới Việt – Lào.

Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm A Lưới, tình trạng lấn chiếm đất rừng trên địa bàn huyện A Lưới có chiều hướng gia tăng về số vụ và diện tích vi phạm. Riêng đầu năm 2016, lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng đã phát hiện và xử lý 23 vụ vi phạm, diện tích đất rừng bị lấn chiếm là 4,59 ha. Nóng nhất là địa bàn xã A Roàng, nơi có con đường dẫn lên cột mốc S11, 670 biên giới Việt – Lào.

Ông Văn Thân, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới cho biết, diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện A Lưới hơn 23.000 ha. Hiện tượng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy của người dân hàng năm đều có nhưng quy mô nhỏ lẻ, khó xử lý vi phạm. Hiện nay, các tuyến đường dẫn lên cột mốc biên giới Việt - Lào đi qua khu rừng tự nhiên nguyên sinh là khu vực nóng về lấn chiếm đất rừng. Một số hộ dân đã lợi dụng các tuyến đường này, để vào rừng chặt phá, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy sản xuất cây lương thực.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát tại các khu vực trọng điểm, lập chốt, trạm tại khu vực “nóng” về lấn chiếm, chặt phá rừng để ngăn chặn.

Ông Lê Nhân Đức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm A Lưới cho hay: Hạt đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các cuộc họp dân, tuyên truyền về việc bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, cũng thành lập các tổ bảo vệ rừng tại các cộng đồng dân cư, thôn bản. Mặc khác, với việc giao rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ, chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi nhận thức của người dân, ngăn chặn được tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy.

Võ Thạnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn

Dù ngành chức năng đã có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng mua bán trái phép hóa đơn (HĐ), nhưng vấn nạn này vẫn âm ỉ xảy ra trong đời sống xã hội.

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn
Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

Tình trạng sử dụng lưới vây và các dụng cụ khoanh vùng mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để nuôi trồng, khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá. Cùng với các địa phương, huyện Phú Lộc đang quyết liệt hơn để giải quyết, ngăn chặn nạn chiếm dụng trái phép mặt nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá
Ngăn chặn, xử lý hiệu quả các vụ việc

Cùng với lực lượng công an toàn tỉnh, Công an huyện Phong Điền đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hiệu quả các vụ việc về trật tự an toàn xã hội.

Ngăn chặn, xử lý hiệu quả các vụ việc
Cần mạnh tay ngăn chặn nạn mua bán dữ liệu cá nhân

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, bản thân mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về việc bảo vệ thông tin cá nhân, bởi khi dữ liệu cá nhân bị mua, bán sẽ gây ra nhiều phiền phức và hệ lụy không ngờ tới.

Cần mạnh tay ngăn chặn nạn mua bán dữ liệu cá nhân
Giám sát, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Huế

Ngày 18/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết, đơn vị tổ chức nhiều đợt giám sát, quản lý, phòng chống sốt xuất huyết (SXH), điều tra chỉ số bọ gậy (loăng quăng), đánh giá nguy cơ, bàn giải pháp can thiệp sớm ở các địa bàn trước tình trạng các ca bệnh gia tăng.

Giám sát, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP Huế
Return to top