ClockThứ Bảy, 14/01/2017 06:43

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cắt giảm dự báo tăng trưởng 2017

TTH.VN - Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày hôm qua (13/1) quyết định tiếp tục giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục và điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng của năm nay, với lý do nền kinh tế đang chậm lại.

Hàn Quốc cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017

Thống đốc BOK Lee Ju-yeol phát biểu trong cuộc họp báo tại Seoul ngày 13/1/2017. Ảnh: Yonhap

BOK duy trì lãi suất cơ bản tháng 1/2017 ở mức 1,25% tháng thứ 7 liên tiếp, trong khi cắt giảm dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay với mức tăng trưởng 2,5%, từ mức dự kiến 2,8% được đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái.

Dự báo tăng trưởng của BOK cũng thấp hơn so với dự báo của chính phủ về tăng trưởng với mức 2,6% được phát hành vào cuối năm ngoái.

Viện Phát triển Hàn Quốc cho rằng, nền kinh tế nước này có thể mở rộng 2,4% trong năm nay, trong khi Viện Nghiên cứu Kinh tế LG lại đưa ra con số tăng trưởng 2,2%.

"Sự thay đổi nhanh ở trong nước và nước ngoài sau dự báo được đưa ra trước đây hồi tháng 10/2016 chính là lý do cho những điều chỉnh giảm của nền kinh tế", Thống đốc BOK Lee Ju-yeol cho biết trong một cuộc họp báo, đề cập đến sức mạnh của đồng USD, việc tăng lãi suất của Mỹ cùng khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, và với quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ thương mại và sự chậm lại của nhu cầu trong nước.

BOK cho biết, nền kinh tế Hàn Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng vừa phải trong năm nay nhờ cải thiện xuất khẩu và đầu tư cơ sở, mặc dù cho rằng, tiêu thụ tư nhân và đầu tư xây dựng sẽ vẫn còn yếu trong suốt cả năm nay.

Việc sửa đổi hàng quý của BOK diễn ra trong bối cảnh bất ổn chính trị sau phiên luận tội của Tổng thống Park Geun-hye trong một vụ bê bối tham nhũng liên quan đến người bạn thân của bà.

Các ngân hàng trung ương cho biết nền kinh tế có thể mở rộng 2,8% trong năm 2018 nhờ gia tăng xuất khẩu và đầu tư cơ sở trong bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu.

Tính chung cả năm 2015, nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 2,6%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 3,3% BOK dự báo một năm trước đó.

Vào tháng 6 năm ngoái, ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã bất ngờ cắt giảm lãi suất, nhằm đáp ứng nhu cầu kích thích nền kinh tế mờ nhạt trong bối cảnh suy thoái kinh tế kéo dài.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Yonhap)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính phủ Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế

Chính phủ Nhật Bản sáng nay (21/12) đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm tài chính hiện tại so với ước tính trước đó, do nhu cầu bên ngoài có thể sẽ bù đắp nhiều hơn cho mức tiêu dùng nội địa yếu kém, Văn phòng Nội các cho biết.

Chính phủ Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế
S&P Global: Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới

S&P Global chỉ ra rằng, khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, động lực tăng trưởng chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chuyển từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sang Nam Á và Đông Nam Á. Trong đó, nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục chứng kiến tăng trưởng trong 3 năm tới, dẫn đàu tăng trưởng trong khu vực.

S P Global Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới
IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 và 2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 7/11 đã nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 của Trung Quốc lên 5,4% từ mức 5% được đưa ra trước đó, nhờ kết quả hoạt động tốt hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, IMF vẫn dự đoán nền kinh tế nước này sẽ chậm lại trong năm tới.

IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 và 2024
AMRO hạ dự báo lạm phát năm 2023 cho ASEAN+3

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) vừa cắt giảm dự báo lạm phát năm 2023 đối với các nền kinh tế ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3), nhờ sự sụt giảm giá hàng hóa toàn cầu và bình thường hóa chuỗi cung ứng.

AMRO hạ dự báo lạm phát năm 2023 cho ASEAN+3
IMF: Châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ nhiều “cơn gió ngược”

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á và Thái Bình Dương vừa được công bố hôm nay (28/10), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo kinh tế châu Á, cho rằng khu vực này đang bắt đầu có dấu hiệu chững lại do những trở ngại từ việc thắt chặt tài chính toàn cầu, xung đột ở Ukraine, và sự suy thoái mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.

IMF Châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ nhiều “cơn gió ngược”

TIN MỚI

Return to top