Giáo dục Tuyển sinh
Ngày 20/10 kết thúc xét tuyển hệ đại học
Bộ GD&ĐT vừa hướng dẫn tổ chức công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016. Theo đó, các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 20/10 đối với hệ đại học (ĐH) và 15/11 đối với hệ cao đẳng (CĐ)...
Theo hướng dẫn này, chỉ xét tuyển các thí sinh đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển ĐH, CĐ và phải công bố công khai các quy định xét tuyển vào các ngành hoặc nhóm của trường. Các trường có tổ chức sơ tuyển và các trường tổ chức thi môn năng khiếu phải có kết quả sơ tuyển trước ngày 1/8/2016; có kết quả thi môn năng khiếu trước ngày bắt đầu của mỗi đợt xét tuyển. Các trường tuyển sinh theo nhóm xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh của nhóm trường và báo cáo Bộ GD&ĐT và sau khi được Bộ GD&ĐT xác nhận phải công bố công khai; thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 20 /10 đối với hệ ĐH và 15/11 đối với hệ CĐ.
Mức điểm ưu tiên xác định theo quy định được tính đối với thang điểm 10 và tổng điểm tối đa của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30; các trường sử dụng thang điểm khác thang điểm 10 hoặc tổng điểm tối đa của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển khác 30. Về đăng ký xét tuyển đợt 1, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2; thí sinh không được thay đổi nguyện vọng trong đợt xét tuyển. Ở các đợt bổ sung, mỗi đợt thí sinh được đăng ký tối đa vào 3 trường và trong mỗi trường được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2 và thí sinh cũng không được thay đổi nguyện vọng trong từng đợt xét tuyển.
Khi đăng ký xét tuyển vào các trường tuyển sinh theo nhóm trường, thí sinh có thể sử dụng số ngành tối đa được phép của từng đợt xét tuyển (4 ngành trong đợt I và 6 ngành trong các đợt xét tuyển bổ sung) để đăng ký xét tuyển vào nhiều trường trong nhóm.
Theo Tiền phong
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề (02/07)
- Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y (01/07)
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế (01/07)
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng (01/07)
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (30/06)
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm (30/06)
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu (30/06)
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng (29/06)
-
Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
-
Xây dựng đại học số, cần vượt nhiều thách thức
- “Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập
- Không giữ tài khoản, mật khẩu và không làm thay thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học
- Tăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo?
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Trao 100 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu