ClockThứ Năm, 27/11/2014 18:01

Nghệ thuật cần có tính ứng dụng

TTH - Với tác phẩm bộ poster quảng bá liên hoan xiếc quốc tế, Lê Thị Tiên, sinh viên mỹ thuật ứng dụng, Trường đại học Nghệ thuật Huế vừa đoạt giải Nhất Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009 - 2014). Đây là giải cao nhất trong số 8 giải thưởng thiết kế sáng tạo.

Theo TS.Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Huế, từ sau 1975 đến nay, Trường đại học Nghệ thuật Huế mới có 3 sinh viên đạt giải Nhất, đó là Phan Quang Tân: giải Nhất thiết kế thời trang châu Á - Cuộc thi Asian Collection 2001; Phan Khánh Trang: giải Nhất Cuộc thi thiết kế khăn gói quà quốc tế Nhật Bản (Furoshiki) lần thứ 2 năm 2011, và lần này là Lê Thị Tiên.

Lê Thị Tiên bên tác phẩm đoạt giải tại Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009 - 2014)

Nói về giải thưởng, Tiên chia sẻ: Bản thân em là người đam mê nghệ thuật và có “máu” nghệ thuật từ gia đình nhưng chưa có sự cống hiến cho văn hóa nghệ thuật Việt Nam nên khi biết mình đạt giải Nhất, em khá bất ngờ vì nghĩ mình còn non trẻ, mới rời ghế nhà trường, kinh nghiệm chưa có nhiều nhưng qua lần này, em hiểu ra rằng, hoạt động nghệ thuật phải tạo ra sản phẩm, tác phẩm không phải để có được cái gì đó to tát hay vĩ đại mà ngay cho thực tại cuộc sống thì đó là sự cống hiến.

Theo em, điều gì đặc biệt ở tác phẩm của em khiến Hội đồng nghệ thuật quyết định trao giải Nhất?

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009 - 2014) diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 20-11đến 3-12-2014. Trong 459 tác phẩm, bộ tác phẩm của 222 tác giả từ 13 tỉnh, thành phố, Hội đồng Nghệ thuật đã chọn 189 tác phẩm, bộ tác phẩm của 119 tác giả để trưng bày tại triển lãm.

Em lựa chọn chủ đề sự kiện “Liên hoan xiếc quốc tế - TP. Hồ Chí Minh” vì em có sở thích xem xiếc từ nhỏ và hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn xiếc với em rất đẹp. Khi xâm nhập thực tế một tháng tại Đoàn xiếc TP. Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ của NSƯT Phi Vũ, em càng thấy loại hình nghệ thuật xiếc đẹp hơn nữa bởi sự lao động và cống hiến của những người nghệ sĩ biểu diễn xiếc, sự hy sinh quá lớn cũng từ đam mê! Ghi lại tất cả hình ảnh, khai thác cái đẹp từ những động tác, tìm hiểu thêm loại hình nghệ thuật xiếc của quốc tế, rồi tham khảo nhiều nguồn tư liệu, từ đó em tưởng tượng một sự kiện liên hoan xiếc quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Với ý tưởng hình thành, em sử dụng cách cắt mảng đồ họa, cộng với kỹ năng vẽ tay lồng ghép giữa tạo hình xiếc kết hợp với các kỹ thuật của hội họa để tạo ra hình ảnh mới lạ, phân ra rõ 4 loại hình trong nghệ thuật xiếc. Tất cả những điều đó là một phần để có được giải thưởng lần này.

Việc tham gia triển lãm lớn mang tầm quốc gia này mang lại cho em điều gì?

Đó là ý thức về văn hóa, vì nghệ thuật là một phần tạo nên văn hóa của một đất nước. Đây là dịp để em học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như có nhìn nhận rõ hơn về khả năng đóng góp nghệ thuật của mỗi cá nhân góp sức xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam.

Em có lời khuyên gì đối với các bạn sinh viên nghệ thuật hiện nay để họ có thể mạnh dạn tham gia vào những sân chơi nghệ thuật lớn?

Nghệ thuật không chỉ để thể hiện, là cảm hứng, cảm xúc, năng khiếu về hội họa, làm nên cái đẹp để thưởng thức, trưng bày mà nghệ thuật phải ứng dụng trong cuộc sống, có tính ứng dụng. Các bạn cần có thực tế, dám khám phá bản thân qua cuộc thi và cuộc triển lãm bằng các tác phẩm của mình, tự tạo cho mình môi trường để thể hiện nghệ thuật, thỏa mãn đam mê, nâng cao vị trí và khẳng định giá trị nghệ thuật của bản thân.

Ngọc Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi

TIN MỚI

Return to top