Nghị viện châu Âu yêu cầu cải thiện dự thảo ngân sách EU
Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu tán thành Nghị quyết yêu cầu thay đổi dự thảo ngân sách dài hạn của Liên minh châu Âu (EU) vừa được 27 quốc gia thành viên thông qua.
Toàn cảnh một phiên họp của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp. Ảnh: EPA/TTXVN
Ngày 23/7, với 465 phiếu thuận và 150 phiếu chống, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu tán thành Nghị quyết yêu cầu thay đổi dự thảo ngân sách dài hạn của Liên minh châu Âu (EU) vừa được 27 quốc gia thành viên thông qua.
Các nghị sỹ của Nghị viện châu Âu đã thảo luận cả ngày 23/7 về kết quả của Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 17-21/7 vừa qua để đi đến bỏ phiếu. Nghị quyết được EP thông qua cảnh báo rằng các nghị sỹ sẽ không chấp thuận thỏa thuận về ngân sách dài hạn khi họ bỏ phiếu vào cuối năm nay và kêu gọi đàm phán để "cải thiện đề xuất."
Nhiều nghị sỹ bày tỏ thất vọng vì nhiều ưu tiên của họ trong ngân sách nhiều năm đã bị cắt giảm trong khi một số nội dung đã được chuyển sang kế hoạch hồi phục.
Nghị quyết của EP đánh giá việc đưa lợi ích và lập trường quốc gia có nguy cơ làm hại tới khả năng đạt các giải pháp và lợi ích chung.
Nghị quyết cũng cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo EU đã "không giải quyết" được vấn đề làm thế nào để việc vay nợ nhằm tài trợ cho kế hoạch phục hồi hậu COVID-19 sẽ được hoàn trả từ ngân sách.
Dự thảo ngân sách đã cắt giảm các chương trình dành cho nghiên cứu và y tế cũng như nội dung về hỗ trợ giáo dục và đổi mới kỹ thuật số của EU.
Ông Manfred Weber, lãnh đạo nhóm đảng trung hữu của EP cho biết các nghị sỹ đánh giá dự thảo về ngân sách đã không đưa ra câu trả lời thích đáng cho những thách thức trong 7 năm tới.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tham gia buổi thảo luận.
Trong khi ông Charles Michel đã thúc giục các nghị sỹ ủng hộ dự thảo ngân sách thì về phần mình, bà Ursula von der Leyen thừa nhận rằng ngân sách dài hạn, liên quan đến việc cắt giảm đóng góp, là rất khó để tiếp nhận.
Trước đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thảo luận căng thẳng trong bốn ngày đêm để đạt được thỏa thuận về ngân sách dài hạn trị giá 1,074 nghìn tỷ và kế hoạch phục hồi hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lên đến 750 tỷ.
Theo Vietnam+
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo (31/01)
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023 (31/01)
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN (31/01)
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia (31/01)
- ‘Lá nhân tạo’ sản xuất năng lượng từ không khí và ánh nắng (31/01)
- Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới (31/01)
- Top 10 điểm du lịch hàng đầu trong năm 2023, Hội An xếp thứ hai (30/01)
- Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023 (30/01)
-
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- ‘Lá nhân tạo’ sản xuất năng lượng từ không khí và ánh nắng
- Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới
- Top 10 điểm du lịch hàng đầu trong năm 2023, Hội An xếp thứ hai
- Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023
- New Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
-
WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit