ClockThứ Hai, 10/04/2017 14:30

Ngoại trưởng Australia kêu gọi Nga ngừng ủng hộ Tổng thống Syria

TTH.VN - Theo tin từ Sputnik sáng nay (10/4), Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã lên tiếng kêu gọi Moscow ngừng hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar Assad, nhằm cùng nhau giải quyết cuộc khủng hoảng Syria với các nước phương Tây.

Ngoại trưởng Mỹ: Tấn công Syria là lời cảnh báo Triều TiênTổng thống Mỹ Trump để ngỏ khả năng “có thêm hành động” với SyriaQuan hệ Mỹ - Nga tiếp tục căng thẳng vì Syria

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop​. Ảnh: ABC

Phát biểu trước đài truyền hình ABC, Ngoại trưởng Bishop nói rằng: "Đã đến lúc Nga rút lại sự hỗ trợ Tổng thống Assad để chúng ta có thể tiến tới một giải pháp chính trị, mang lại hòa bình cho đất nước này". Đồng thời, bà Bishop cũng nhấn mạnh hi vọng của chính phúc Australia rằng Mỹ sẽ thuyết phục được Nga ngừng hỗ trợ cho Tổng thống Assad.

Theo nhận định của Ngoại trưởng Bishop, cuộc tấn công của Hoa Kỳ là "phản ứng xứng đáng" đối với cáo buộc Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học ở thành phố Idlib của Syria.

Hôm qua, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp quốc Nikki Haley cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thảo luận với các thành viên trong chính quyền về khả năng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga và Iran do việc hỗ trợ chính phủ Syria.

Vào tối 6/4, Mỹ đã phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk tại sân bay quân sự ở Ash Sha'irat. Tổng thống Trump nói rằng cuộc tấn công là phản ứng đáp lại việc sử dụng vũ khí hóa học bị sử dụng ở tỉnh Idlib của Syria 2 ngày trước đó, dẫn đến cái chết của hơn 80 người, - vụ việc mà Washington cáo buộc do chính phủ Syria thực hiện.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Syria phủ nhận sự dính líu của chính phủ vào vụ Idlib, nói rằng nước này chưa bao giờ và cũng không bao giờ sử dụng vũ khí hoá học đối với thường dân hay các lực lượng khủng bố đang hoạt động trong nước.

Bộ Quốc phòng Nga sau đó kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ tiến hành một cuộc điều tra thích hợp về vụ việc.

Đầu năm nay, Tổng thống Assad nói rằng, chính phủ của đất nước này không bao giờ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó có vũ khí hóa học, để chống lại người Syria. Bên cạnh đó, theo thoả thuận Nga-Mỹ sau vụ nổ khí gas Ghouta Sarin vào năm 2013, Damascus đã tham gia Công ước về Ngăn cấm Vũ khí Hóa học và đồng ý hủy bỏ kho dự trữ của mình dưới sự giám sát của Tổ chức Cấm Khí hoá học (OPCW). Tháng 1/2016, OPCW thông báo rằng tất cả vũ khí hoá học ở Syria đã bị phá hủy.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những tuyên bố đáng chú ý của quan chức cấp cao Nga trong Ngày Chiến thắng

Trong khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo xung đột toàn cầu thì Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Dmitry Medvedev tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine chỉ là bước đầu tiên còn Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov nói rằng Moskva buộc phải tăng cường các biện pháp răn đe hạt nhân do chính sách leo thang từ Washington và phương Tây.

Những tuyên bố đáng chú ý của quan chức cấp cao Nga trong Ngày Chiến thắng
Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Return to top