ClockThứ Tư, 03/10/2012 14:16

“Ngon như mạ nấu”

TTH - Giữa cái nhộn nhịp và năng động của đô thị Sài Gòn, có những quán Huế nhỏ nhắn nép mình ở đâu đó. Cũng có những quán to lớn hoành tráng nhưng nhẹ nhàng chất Huế. Dù có qui mô thế nào, món ăn Huế vẫn có một sức hút kỳ lạ đối với khách. Mà điều này cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhiều nhà nghiên cứu về ẩm thực đã đúc kết: ẩm thực Huế đã được nâng lên tầm nghệ thuật. Mà nghệ thuật thì không thể nhàn nhàn nhạt nhạt.

Chị Tôn Nữ Thiếu Anh, người gốc Huế, dạy nấu món ăn chay nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh cho rằng, cái hấp dẫn của món ăn Huế là sự mặn mà. Ăn không chỉ là để thưởng thức, nghĩa là ăn bằng tất cả các giác quan. Đó chính là điều tạo nên sức hút của món ăn Huế.

Ngay khi đặt chân đến Sài Gòn, khi định ra một chủ đề, là tìm hiểu xem ẩm thực Huế nó như thế nào trong cái bộn bề của một đô thị năng động, tôi đã tìm đến một quán Huế nép mình trên một con đường nhỏ khiêm nhường ở quận Tân Bình. Slogan của quán quá hấp dẫn đã lôi cuốn chúng tôi – “Ngon như mạ nấu”. Đã là vậy thì không còn chỉ thưởng thức hương vị của món ăn mà còn là thưởng thức bằng một cảm xúc đặc biệt.

Ngon như mạ nấu thật. Tất cả những nguyên liệu là đặc sản của đầm phá đều từ Huế chuyển vào, đó là cá kình, cá dìa, cá ngạnh. Ngay cái món rau thơm cũng phải là của Huế. Chủ quán có tên là Bảo giải thích, rau thơm của Huế rất khác rau thơm trong Nam về Hương vị. Nó cằn cọc vậy nhưng mà thơm. Không biết có phải sự khắc nghiệt của thời tiết đã làm nên hương vị đặc biệt như vậy.

Quán Huế không thiếu ở Sài Gòn. Nhưng tôi muốn giới thiệu với quí vị một quán ăn đặc biệt nằm ở 122 b Trần Quốc Thảo. Quán này sang trọng, nhẹ nhàng, ấm cúng. Và điều đặc biệt chính là nó gắn với người nhạc sĩ tài hoa của Huế - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Em của Trịnh Công Sơn là Trịnh Tịnh làm chủ quán. Di ảnh của Trịnh Công Sơn cũng được thờ trên tầng 3 ở cái quán này. Quán của Trịnh Tịnh có 3 tầng thu hút rất đông thực khách. Ở đây có đủ các món bánh Huế và chuyên bán cơm nấu theo kiểu Huế. Các ngôi nhà rường cổ của Huế cũng được dựng lên ở đây và đặc biệt là gia chủ sưu tập rất nhiều đồ cổ độc đáo.

Cách trung tâm Sài Gòn chừng 20 km, trên cung đường về Vũng Tàu cũng có một quán ăn của Huế đặc biệt khác, do cô Ngọc Dung, người gốc xã Phú Diên (huyện Phú Vang) làm chủ quán. Trung bình mỗi ngày quán này bán đến 400 kg bún. Những ngày lễ, tết bán đến 700 -800 kg. Có tổng cộng 60 nhân viên phục vụ cho quán.

Trong khuôn viên của quán, gia chủ đã xây dựng một công trình khá kỳ vĩ đó là Huế thu nhỏ. Trên cái trục sông Hương, những di tích nổi tiếng được xây dựng công phu. Đó là Đại Nội Huế, các lăng Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định, Thiệu Trị, đấy là chùa Thiên Mụ. Vật liệu xây dựng bằng đá được đúc và chạm khắc tỉ mỉ.

Sự xê dịch của con người đôi khi là điều không đón định được. Nhưng quê hương cội nguồn bao giờ cũng mồn một trong tâm khảm mỗi người xa xứ. Và dường như càng về già những hình ảnh ruộng lúa bờ tre càng hiện rõ. Đã không về được với Huế, ừ thì thôi đưa Huế đến cạnh với mình. Tôi hình dung Huế thu nhỏ ở Sài Gòn có lẽ cũng vì lý do đó. Và lại nhớ đến vị mằn mặn của mạ nấu ngày nào.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top