ClockThứ Tư, 01/10/2014 11:11

Người có trái tim không già

TTH - Thầy Trần Bửu Lâm sinh năm 1933, nay đã bước vào tuổi 82, cái tuổi đại thượng thọ. Mới dừng việc giảng dạy trên bục giảng cách đây hơn 2 năm, hiện thầy giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Thừa Thiên Huế.

Thầy Trần Bửu Lâm

Quê ở Bình Định, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, thầy là một trong những thanh niên trưởng thành trong chiến tranh. Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, trở thành giảng viên tiếng Nga tại Đại học Vinh, năm 1977 thầy Lâm chọn Huế là quê hương thứ hai.

23 năm giảng dạy và công tác tại Đại học Sư phạm (Đại học Huế), đào tạo giáo viên cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thầy trải qua nhiều cương vị khác nhau. Với vai trò Bí thư Đảng ủy (từ năm 1977 đến năm 1996), thầy luôn là một đảng viên có tinh thần đồng chí, đồng đội cao, luôn quan tâm đến công việc chung và cả những khó khăn trong đời tư của đồng nghiệp. Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, các giáo sinh trẻ của trường cũng như những cán bộ công chức, hễ gặp khó khăn từ trong chuyên môn đến nơi ăn, chốn ở thì người được họ nghĩ đến luôn là thầy Lâm.
Năm 2000, thầy Trần Bửu Lâm nghỉ hưu sau 37 năm công tác. Từ cương vị quyền hiệu trưởng một đơn vị giáo dục lớn, trở lại đời thường, thầy nhanh chóng hòa vào công việc mới, đó là Phó Bí thư chi bộ tổ dân phố, Phó Chủ tịch UBMT Tổ quốc phường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Phú Hội… Công việc nối tiếp công việc. Khác với hoạt động cơ quan Nhà nước, công tác ở phường luôn đòi hỏi người cán bộ sự nhiệt tình. Với thầy Trần Bửu Lâm, mọi việc được giao luôn “chạy ro ro”. Tết đi vận động kinh phí cho các hộ nghèo trong địa bàn có tiền ăn Tết, ngày kỷ niệm của ngành nào thầy đều xây dựng kế hoạch để tổ chức vừa trân trọng, ấm cúng vừa hữu ích, như quà cho các cháu con nhà nghèo, trẻ khuyết tật, trẻ bị chất độc da cam… Nói về những mệt nhọc của một cán bộ hưu trí khi đi vận động, quyên góp, thầy bảo: “Cái khó ấy không lớn bằng hạnh phúc khi nhìn niềm vui của người được nhận”.
Còn với vai trò Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội Cựu giáo chức, thầy Lâm cho rằng: “Vào cuộc mới thấy công việc không đơn giản. Trường to như đại học sư phạm có rất nhiều vấn đề, nhưng đó là một tổ chức có ngân sách cấp… Còn một tổ chức hội như Hội CGC, thành viên cũng có thể đến hàng ngàn, nhưng kinh phí hoạt động lại là con số không. Nếu không thực sự tâm huyết với công việc thì không thể duy trì hội chứ đừng nói là làm phong phú, hiệu quả và hữu ích”. Thầy kể, những người đi trước hầu hết đều nản lòng, có lúc hội đứng trước nguy cơ duy trì hay không duy trì. Nhưng nhận rõ ý nghĩa lớn lao của việc tồn tại một tổ chức xã hội như Hội GC trong lòng thành phố văn hóa, vùng đất học là quá cần thiết nên thầy cùng các thành viên trong BCH Hội đã cố gắng duy trì hoạt động. 10 năm qua, chặng đường xây dựng Hội GC tuy rất gập ghềnh nhưng những năm gần đây đã phát triển khá mạnh, không chỉ về hệ thống hội cơ sở mà còn cả về số lượng hội viên và điều đáng mừng là, hầu hết hội viên đến sinh hoạt do nhu cầu được duy trì ngọn lửa nhiệt tình, để chứng minh “già nhưng trái tim không già”. Hội đã tạo điều kiện để họ được tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người
Gần 40 năm làm nghề thầy giáo, làm công tác quản lý, thầy Trần Bửu Lâm góp phần không nhỏ vào đào tạo, nghiên cứu của ngành giáo dục, được trao tặng danh hiệu cao quý “Nhà giáo Nhân dân”. Khi trở về với đời thường, ông vẫn là tấm gương lao động miệt mài cho đồng nghiệp, con cháu và các thế hệ sinh viên noi theo. Hàng ngày, ngoài công việc ông còn cặm cụi với một thú vui: Làm thơ!. “Những vần thơ mừng thọ” của ông là tập thơ Đường với hai phần, một là sáng tác, hai là xướng họa của bạn bè, dày gần 500 trang. Những bài thơ của ông ghi lại cảm xúc chân thành về quê hương, về lý tưởng đã theo đuổi trọn cuộc đời, về niềm tin trong sáng vào tình người. Phần xướng họa cũng rất độc đáo với những lời ca ngợi chân dung một nhà giáo cách mạng, nhà giáo nhân dân: “Cảm phục anh từ thủa bốn mươi/ Đã nêu gương sáng nghiệp trồng người/ Mái trường sư phạm trang đời đẹp/ Nhà giáo Nhân dân khúc nhạc vui”.
Ở tuổi 82, nhà giáo, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội Trần Bửu Lâm thật xứng với một bài thơ mừng thọ: “Sự nghiệp trồng người sai quả ngọt/ Con đường thơ phú lắm hoa tươi”.
Bài và ảnh: Hương Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội STEM cấp tiểu học

Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày hội STEM cấp tiểu học năm học 2023-2024 với chủ đề “Đẩy mạnh giáo dục STEM thông qua bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học”.

Ngày hội STEM cấp tiểu học
20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA

Ngày 26/4, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã phối hợp với Quỹ học bổng AMA trao 20 suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trúng tuyển khóa tuyển sinh năm học 2023 -2024.

20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Return to top