ClockThứ Hai, 21/02/2022 13:35

Nguồn nhân lực quý

Phấn đấu ít nhất 50% người cao tuổi có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm trong giai đoạn 2021 – 2025… là một trong những nội dung đáng quan tâm tại Kế hoạch số 57/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi (NCT) giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh; được UBND tỉnh ban hành trong tuần qua.

Thật ra, NCT tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội cũng đã rất bình thường trong đời sống hiện nay. Nhiều cán bộ sau khi nghỉ hưu đã tham gia giữ các chức vụ trong chi bộ đường phố, HĐND phường, xã; cố vấn cho các doanh nghiệp, hợp đồng bảo vệ trụ sở cơ quan, phát triển sản xuất kinh doanh; thậm chí có người là chủ doanh nghiệp… Đặc biệt trong những đợt cao điểm dịch COVID-19 vừa qua, đã có hàng ngàn y bác sĩ hưu trí tình nguyện tham gia phòng, chống dịch, góp phần quan trọng trong nguồn nhân lực y tế tại các địa phương.

Nhiều đánh giá cho rằng, NCT có nhiều kinh nghiệm và lượng kiến thức phong phú; nhất là những người khi đương chức công tác trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp; các lĩnh vực y tế, giáo dục, nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhiều người tuy đã đến giai đoạn nghỉ hưu nhưng sức khỏe vẫn tốt, trí óc minh mẫn. Tuy nhiên trong thực tế, phần lớn lực lượng này khi nghỉ hưu, đã không tiếp tục công việc chuyên môn. Đây được coi là sự lãng phí về tri thức cũng như nguồn nhân lực.

Được biết, Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, sẽ không tới 20 năm, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14%. Song song với việc quan tâm chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh cho người cao tuổi; Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp, để khai thác hiệu quả nguồn lực lao động như tăng tuổi nghỉ hưu, tạo nhiều cơ chế chính sách cho NCT tiếp tục được cống hiến...

Số liệu được công bố mới đây cho thấy, tổng số NCT của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện hơn 167.190 người, chiếm tỷ lệ 14% tổng dân số của tỉnh. Dự ước đến năm 2030, tổng số NCT của tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 198.589 người, chiếm tỷ lệ 16,9% tổng dân số của tỉnh. Kế hoạch số 57/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh, với những mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 – 2025: Ít nhất 50% NCT có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm; 80% NCT có nhu cầu được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm; ít nhất 100 hộ gia đình có NCT có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi… Đây là cơ hội tốt để NCT trên địa bàn tiếp tục cống hiến, mang lại giá trị kinh tế cho gia đình và xã hội.

Song song với cơ chế, chính sách tạo việc làm cho NCT thì công tác giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động; tạo thêm nhiều cơ hội việc làm trong xã hội là hết sức cần thiết, nhằm giúp NCT có nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm phù hợp với sở trường, sức khỏe của mình nhằm mang lại hiệu quả công việc cao hơn.

ĐẶNG THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế

“Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân là đầu tư cho phát triển...”. Thực hiện quan điểm ấy của Đảng, những năm qua, ngành y tế Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đến yếu tố con người, chú trọng việc phát triển, thu hút nguồn nhân lực y tế nói chung, nguồn nhân lực bác sĩ nói riêng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế
Nghĩ từ việc sở y tế tổ chức lễ trao quyết định “nguồn nhân lực”

Có một thời chúng ta thường nghe cụm từ “thu hút nhân tài”. Tất nhiên, nhân tài thì phải “chuẩn” của nhân tài. Ví dụ như tiến sĩ, giáo sư chẳng hạn. Tức là chúng ta hiểu những người có bằng cấp và năng lực thực hành công việc cao. Chủ thể thu hút nhân tài mong muốn, với sự đóng góp của nhân tài sẽ đưa địa phương phát triển trong một số lĩnh vực nhất định nào đó. Đó chính là cái các địa phương cần.

Nghĩ từ việc sở y tế tổ chức lễ trao quyết định “nguồn nhân lực”
Return to top