ClockThứ Ba, 04/08/2020 06:15

Nhà giáo và những hành động đẹp

TTH - Nhiều tấm gương trong ngành Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) đã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với những việc làm cụ thể, ý nghĩa.

Nhân lên những hành động đẹp

Giáo viên Trường THPT Gia Hội làm dung dịch rửa tay khô phục vụ cộng đồng

Tấm lòng nhà giáo

Thầy giáo Trần Văn Anh, Trường THCS Phong Hòa, huyện Phong Điền là một trường hợp tiêu biểu. Từ lâu, thầy giáo trẻ này được biết đến là người có niềm đam mê giúp đỡ người nghèo.

Năm 2015, thầy giáo Anh lập địa chỉ facebook với tên “Người đi xin”. Để thuyết phục nhiều người tham gia, thầy viết những bài kể về những mẹ già neo đơn, các em học sinh mồ côi, những hoàn cảnh mắc bệnh hiểm nghèo... Thầy giáo Trần Văn Anh cho biết: “Rong ruổi tìm nguồn hỗ trợ người nghèo, tôi nhận ra trong xã hội có nhiều tấm lòng hảo tâm ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp”.

Đến nay, thầy giáo Trần Văn Anh đã lập được quỹ hỗ trợ thường xuyên cho hơn 100 người già neo đơn sống tại Phong Điền, Nam Đông, A Lưới và thị xã Hương Trà. Với chuyên mục “Chung tay vì học sinh mồ côi”, thầy tìm được hàng trăm suất quà cho các em học sinh nghèo, mồ côi học khá, giỏi ở các huyện Phong Điền, Nam Đông, A Lưới và Hải Lăng (Quảng Trị). Đã có hàng chục học sinh không phải bỏ học từ tấm lòng của người thầy.

Cô giáo Hồ Thị Him công tác tại Trường mầm non Hồng Thủy, huyện A Lưới là điển hình cho tinh thần vượt khó, tận tâm với nghề. Là cô giáo nuôi dạy trẻ, cô Hồ Thị Him luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và định hướng nhân cách cho trẻ, tích cực góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.

Đổi mới phương pháp dạy và học trong trường học

Vợ chồng cô giáo Him dành dụm số tiền lương hàng tháng để mua đất trồng rừng, nuôi lợn, nuôi bò sinh sản kiếm thêm thu nhập; mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, với mục tiêu đưa đời sống kinh tế ngày càng phát triển ổn định hơn. Đến nay, gia đình cô Him có hơn 300 con gia súc, 11 ha rừng kinh tế, 3 sào lúa nước, đem lại thu nhập hàng năm trên 200 triệu đồng.

Gia đình cô giáo Hồ Thị Him luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các phong trào ở địa phương; gần gũi và gắn bó mật thiết với Nhân dân.

Biểu dương, nhân rộng điển hình

Trong 5 năm qua, toàn ngành GD&ĐT tỉnh có 6 cá nhân được Bộ GD&ĐT vinh danh gương điển hình trong học tập Bác. Đó là cô Lê Thị Vĩnh Quân, giáo viên Trường tiểu học Thuận Thành (TP. Huế); thầy Trần Ngọc Tuấn, giáo viên Trường THCS Phan Thế Phương (Quảng Công - Quảng Điền); thầy Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD &ĐT; cô Trương Thị Đoan Trang, Tổ trưởng Tổ vật lý Trường THPT chuyên Quốc Học; cô Trương Thị Dung, giáo viên mầm non Hương Hữu (Nam Đông), cô Văn Thị Thu Hà, giáo viên mầm non Họa Mi (Quảng Điền).

Thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, ngành GD&ĐT Thừa Thiên Huế xác định tạo một số nội dung đột phá, tập trung thực hiện tốt chương trình, bám sát yêu cầu, kế hoạch của Tỉnh ủy và UBND tỉnh đề ra nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.

Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” ngày càng được triển khai rộng rãi, chuyển biến từ “lượng” sang “chất”. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là những tấm gương điển hình trong việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Phong trào nghiên cứu khoa học trong cán bộ, giáo viên và học sinh toàn ngành càng được đẩy mạnh. Sở GD&ĐT tổ chức triển khai phong trào rộng rãi và đã kết nối với các nhà khoa học của Đại học Huế, các đơn vị làm khoa học trong công tác đánh giá các đề tài và được Bộ GD&ĐT đánh giá là tỉnh có thành tích về phong trào nghiên cứu khoa học. Trong 5 năm, toàn ngành có 320/615 đề tài đoạt giải, trong đó, có 22 đề tài dự thi quốc gia đoạt giải.

Cùng với việc “Dạy thực chất, học thực chất”, hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT, việc học tập và làm theo Bác ngày càng có sức lôi cuốn, thể hiện qua tinh thần “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, trở thành nội dung trọng tâm trong hoạt động dạy học ở mỗi trường học. Cuộc vận động cũng đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh. Chất lượng đội ngũ nhà giáo ngày được nâng lên cả về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

TIN MỚI

Return to top