ClockThứ Sáu, 21/12/2012 13:50

Nhân rộng mô hình “một cửa liên thông” hiện đại

TTH - Trong số 700 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước, hiện có 686 đơn vị triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” (đạt 98%). Riêng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại, đến nay có 42/63 tỉnh, TP đang triển khai; trong đó, chín tỉnh, TP triển khai ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Cơ chế này góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính, được người dân, tổ chức đánh giá là biện pháp cải cách tích cực của chính quyền các địa phương và góp phần định hình tương đối rõ mô hình chuẩn của cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại.

Để kiện toàn và bảo đảm sự thống nhất về mô hình tổ chức, hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại UBND các huyện, thị xã và TP Huế, ông Thái Tao - Phó Giám đốc Sở Nội vụ - cho hay: Sau khi ban hành quyết định phê duyệt đề án nâng cao năng lực giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế “một cửa” tại UBND cấp huyện, UBND tỉnh tiếp tục ban hành các quy định về quy trình, trình tự và cơ chế phối hợp trong tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”; danh mục, thành phần, thời gian giải quyết các TTHC bắt buộc đưa vào thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng HĐND, UBND cấp huyện với 119 TTHC của sáu lĩnh vực. Hiện, tỉnh đang triển khai thí điểm cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại tại UBND cấp huyện ở Phú Lộc, Hương Trà và Huế; cài đặt phần mềm quản lý hồ sơ “một cửa” thông qua hệ thống “Trang thông tin điều hành nội bộ tại cơ quan” để cập nhật, công khai quy trình, TTHC, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC của tổ chức, cá nhân; thành lập các tổ công tác trực thuộc UBND tỉnh để tham mưu, đề xuất các giải pháp và xây dựng các quy trình liên thông trong một số lĩnh vực...

Tuy nhiên, hiện trên toàn quốc, TTHC vẫn chưa giảm, chi phí của người dân và doanh nghiệp vẫn còn nhiều khiến những đối tượng này không khỏi phàn nàn, kêu ca trên một số lĩnh vực nhạy cảm. Nguyên nhân chính của việc chậm nhân rộng mô hình “một cửa liên thông hiện đại” là kinh phí xây dựng cơ sở “một cửa liên thông” hiện đại cấp huyện khá tốn kém. Quan trọng hơn, việc xây dựng bộ phận này động chạm đến lợi ích của một số cá nhân, do họ không còn sách nhiễu được doanh nghiệp nên không ủng hộ chủ trương này. Tương tự, tại Thừa Thiên Huế, công tác cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu do cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tại bộ phận”một cửa” ở cấp xã chưa bảo đảm và tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ giải quyết TTHC được cải thiện nhưng chưa rõ nét và rộng khắp.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” vừa qua, Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh và giám sát chặt chẽ công tác này. Thông qua đề án nhân rộng triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại tại UBND cấp huyện (giai đoạn 2012 - 2015) với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách T.Ư, tỉnh xem xét ngân sách để vận dụng phù hợp việc phụ cấp cho người làm công tác này và tận dụng cơ sở vật chất của bộ phận “một cửa” hiện nay cũng như lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia. UBND tỉnh chỉ đạo tích cực, chủ động triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện với sự vào cuộc và quyết tâm chính trị của người đứng đầu để bảo đảm việc xây dựng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả để công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng cán bộ hách dịch, cửa quyền trong giao tiếp, xử lý công việc của công dân...

Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn
Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top