Thế giới

Nhật Bản cam kết cắt giảm 26% lượng khí thải đến năm 2030

ClockThứ Bảy, 18/07/2015 16:02
TTH.VN - Nhật Bản, quốc gia có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 6 trên thế giới cam kết cắt giảm 26% lượng khí thải đến năm 2030 so với mức khí thải năm 2013, trong bối cảnh quốc tế đang hướng đến một hiệp ước nhằm đối phó với biến đổi khí hậu vào cuối năm nay.

Nhật Bản vừa chính thức trình các mục tiêu đăng ký lên Liên Hợp Quốc (LHQ) vào tối qua (17/7).

Để đạt được mục tiêu này, năng lượng hạt nhân, vốn không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cần cung cấp khoảng 20-22% lượng điện năng của nước này.

Nhật Bản cam kết mục tiêu cắt giảm 26% lượng khí thải đến năm 2030 - Ảnh: AFP
Bên cạnh đó, nguồn năng lượng tái sinh bao gồm thủy điện cần tiến tới đảm bảo nguồn cung tăng lên đến 22-24% trên tổng sản lượng điện từ 11% trong năm 2014, theo các tài liệu đăng tải trên trang mạng của Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các báo cáo chính thức khác.
"Chúng tôi đã quyết định cắt giảm 26% lượng phát thải khí nhà kính, đây là một mục tiêu đầy tham vọng và không thua kém quốc tế", Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trong một cuộc họp hôm qua (17/7).
"Điều này là rất cần thiết để thúc đẩy các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Tokyo đã sẵn sàng để thiết lập một khuôn khổ công bằng và thực tế liên quan đến tất cả các nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính”, Thủ tướng Nhật bản nói thêm.
Nhật Bản trở thành thành viên thứ 19, trong tổng số 28 thành viên trình bản cam kết cắt giảm cacbon lên LHQ trước hội nghị ngày 30/11 năm nay ở Paris nhằm hoàn tất một hiệp ước về khí hậu thế giới.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Dailymail)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top