ClockThứ Năm, 16/08/2018 20:11

Nhật Bản chú trọng hỗ trợ phát triển cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

TTH - Với hơn 70% giá trị viện trợ được gửi đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, giới chức Nhật Bản đang từng bước thúc đẩy hợp tác kinh tế với khu vực này như một trong những ưu tiên ngoại giao chính của đất nước.

Nhật Bản: Xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2018 đạt mức cao kỷ lụcNhật Bản - Việt Nam hợp tác phát triển công nghiệp khí đốtNhật Bản, Hoa Kỳ tiếp tục đàm phán về hợp tác thương mại vào tháng 9 tới

Phát triển Ấn Độ - Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên ngoại giao chính của Nhật Bản: Ảnh: Nikkei

Cùng với kế hoạch hỗ trợ Ấn Độ - Thái Bình Dương phát triển lớn mạnh, Nhật Bản cũng đang tìm cách chuyển trọng tâm chiến lược của mình từ “số lượng” sang “chất lượng”, trong đó tập trung vào những khu vực mà các doanh nghiệp nước này có thể dễ dàng tiếp cận thị trường. Cùng lúc, chính phủ Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch mở rộng hơn nữa chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, với mục tiêu xây dựng sức ảnh hưởng đến Trung Đông và châu Phi, bên cạnh Đông Nam Á.

Theo thông tin mới nhất được đăng tải trên trang Nikkei News, Bộ ngoại giao Nhật Bản hiện đang có kế hoạch xây dựng ngân sách tài chính năm 2019 vào cuối tháng này. Trong đó 60% giá trị ngân sách dự tính sẽ sử dụng cho các khoản hỗ trợ phát triển – một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao nước này.

Trước đó, vào năm 2016, ngân sách viện trợ của Nhật Bản đạt 16,8 tỷ USD, với hơn 70% các khoản chi phí hỗ trợ - tương đương 13,5 tỷ USD đã được chi cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương dựa trên nguyên tắc phù hợp với chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” do thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất.  Xét về tiểu vùng, châu Á là khu vực nhận được khoản viện trợ lớn nhất vào khoảng 7 tỷ USD, bao gồm 1,8 tỷ USD được chi cho Ấn Độ, tiếp theo là Việt Nam 1,6 tỷ USD và Iraq 0,6 tỷ USD.

Cùng tham gia thực hiện kế hoạch với Nhật Bản là sự có mặt của Mỹ và Australia. Đây là thỏa thuận đã được bộ trưởng ngoại giao ba nước thống nhất tại một cuộc họp diễn ra tại Singapore hồi ngày 4/8 để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương....

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Nikkei News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top