Thế giới Thế giới
Những con số ý nghĩa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
TTH.VN - Hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đã trở thành trọng tâm trong sự kiện hồi đầu tháng này của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với chủ đề “Nâng cao Tham vọng Khí hậu - Con đường tới COP26”. Hội nghị đã quy tụ các nhà lãnh đạo và chuyên gia chia sẻ, thao luận ý kiến và nhắc lại những con số quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Khi thế giới đang tiến dần tới Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của LHQ (COP26) vào tháng 11/2021, những con số này có ý nghĩa như thế nào đối với châu Á-Thái Bình Dương?
Cần sự hợp tác toàn cầu trog cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Medium/QDND
100 tỷ USD
Theo ông Sri Mulyani Indrawati, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia, điều quan trọng đối với COP26 là nhấn mạnh vai trò của tài chính khí hậu, đặc biệt là trong việc các nước phát triển thực hiện cam kết tài trợ cho các hành động khí hậu trị giá 100 tỷ USD/năm vào năm 2020, đồng thời đặt ra mục tiêu mới sau năm 2020 từ mức sàn 100 tỷ USD.
Năm 2030
Các ước tính toàn cầu về mức tài trợ cho các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu dự kiến sẽ dao động từ 140 tỷ - 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030. Con số này có thể tăng lên từ 280 tỷ - 500 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050. Về bản chất, việc đạt được mục tiêu toàn cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu được đề ra trong Hiệp định Paris có liên quan đến tốc độ đạt được mục tiêu trung hoà carbon toàn cầu một cách nhanh chóng.
80% nhu cầu than
Các phân tích gần đây dự đoán rằng lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu sẽ tăng gần 5% trong năm 2021 khi nhu cầu về than, dầu và khí đốt tăng trở lại sau khi sụt giảm do các lệnh phong toả và hạn chế vì đại dịch COVID-19. Ước tính, hơn 80% sự gia tăng nhu cầu than sẽ đến từ châu Á. Nếu không khử cacbon trong các hệ thống năng lượng hiện nay, các mục tiêu của Thỏa thuận Paris sẽ nằm ngoài tầm với, Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa cho biết.
75% hoạt động của ADB
Ông Masatsugu cũng khẳng định điều quan trọng nhất là “chúng tôi sẽ giữ vững các mục tiêu tài chính khí hậu đầy tham vọng của mình, rằng đến năm 2030, 75% tổng số hoạt động của ADB sẽ hỗ trợ cho các hành động khí hậu để thích ứng hoặc giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, trong khi các khoản tài trợ khí hậu từ nguồn lực riêng của ADB sẽ đạt tổng cộng 80 tỷ USD vào năm 2030”.
55% GDP toàn cầu
Tại hội nghị, lãnh đạo các nước chiếm 55% GDP toàn cầu đã cùng thống nhất rằng sẽ nhắm mục tiêu trung hoà carbon nhằm kiếm chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C. Như vậy, 55% nền kinh tế thế giới đã chấp nhận thực hiện các biện pháp cần thiết hiện nay để đạt mục tiêu 1,5 độ C. Đây là một vấn đề cấp bách, do vậy cần hợp tác và cố gắng làm những gì cần thiết để đạt được mục tiêu.
1,5 độ C
“Chúng ta chỉ còn chưa đầy một thập kỷ để giữ mục tiêu 1,5 độ C của Thoả thuận Paris trong tầm tay. Và điều đó đòi hỏi chúng ta phải giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030. Vì vậy, COP 26 phải là thời điểm chúng ta đưa thế giới đi đúng hướng để biến các mục tiêu của Thỏa thuận Paris thành hiện thực và duy trì việc kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C”, ông Alok Sharma, Chủ tịch COP 26 nhấn mạnh. Và để làm được điều đó, có 4 mục tiêu được đặt ra cho nhiệm kỳ Chủ tịch COP của Vương quốc Anh. Đầu tiên, đưa thế giới vào con đường không phát thải ròng vào giữa thế kỷ này với các mục tiêu giảm phát thải quốc gia đầy tham vọng vào năm 2030. Thứ hai, thúc đẩy sự thích ứng với biến đổi khí hậu. Thứ ba, kêu gọi để có được nguồn tài chính đầu tư cho các hành động khí hậu và cuối cùng là chúng ta phải cùng nhau tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề quan trọng như năng lượng sạch và tự nhiên.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ADB)
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn (26/01)
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc (25/01)
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan (25/01)
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc (25/01)
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức (25/01)
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ (24/01)
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng (24/01)
- Đại sứ Algeria Boubazine Abdelhamid: Việt Nam là đất nước rất an toàn (24/01)
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Những chú mèo ‘quyền lực’ trên thế giới
- Vũ Hán đón Tết trở lại
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Không khí đón Tết tại khu chợ đông người Việt nhất nhì ở Nga
- Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử
-
Hàn Quốc phát hành tiền mới để người dân đổi tiền lì xì
- Vũ Hán đón Tết trở lại
- Xuân Quý Mão 2023: Giữa Moskva nghe tiếng gọi quê hương
- Không khí đón Tết tại khu chợ đông người Việt nhất nhì ở Nga
- Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
- EU đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng
- 6 ưu tiên của ngành ngoại giao Việt Nam trong năm 2023
- Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử
- ASEAN: Dấu ấn 2022 & triển vọng 2023
- Mang hơi ấm mùa Xuân quê hương đất Việt đến với kiều bào tại Bỉ