ClockThứ Ba, 10/09/2019 14:17

Phải thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu “không thể tránh khỏi”

TTH.VN - Các quốc gia cả giàu lẫn nghèo nên đầu tư ngay từ bây giờ để chống lại các tác động tiêu cực nhãn tiền của biến đổi khí hậu hoặc phải trả giá thậm chí còn đắt hơn trong tương lai, một Ủy ban toàn cầu do nguyên Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon cảnh báo.

Giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể giúp châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng kinh tếGiáo hoàng thăm chính thức châu Phi, ưu tiên bàn về biến đổi khí hậuNguyên nhân cháy rừng Amazon và hậu quả thảm khốc200 hộ gia đình Hà Lan tham gia “trang trại của mọi người”Có thể tốn đến 72 tỷ USD để bảo vệ Singapore trước tình trạng nước biển dâng

Siêu bão “quái vật” Dorian vừa càn quét và tàn phá đảo quốc Bahamas. Ảnh: AFP

Ủy ban Thích ứng Toàn cầu lập luận rằng chi tiêu 1,8 nghìn tỷ USD cho 5 lĩnh vực chính trong thập kỷ tới không chỉ giúp giảm bớt những tác động xấu nhất của sự ấm lên toàn cầu mà qua đó tiết kiệm hơn 7 nghìn tỷ USD sau này.

Ủy ban này đề nghị Chính phủ các nước nên đầu tư vào các hệ thống cảnh báo sớm, cơ sở hạ tầng chống chịu với khí hậu, bảo vệ rừng ngập mặn, nông nghiệp cải tiến và cải thiện nguồn nước ngọt để thu được nhiều lợi ích từ việc này.

Ví dụ, rừng ngập mặn bảo vệ, phòng chống nước dâng do các cơn bão gây ra và hỗ trợ ngành đánh bắt thủy sản phát triển, nhưng ít nhất một phần diện tích rừng này đã bị phá bỏ để phát triển du lịch hoặc nuôi trồng thủy sản.

Con số 1,8 nghìn tỷ USD mà báo cáo đề xuất không phải là ước tính về nhu cầu toàn cầu mà chỉ bao gồm các hệ thống cảnh báo và bốn lĩnh vực đã nêu. 7,1 nghìn tỷ USD là tính toán của Ngân hàng Thế giới về giá trị thiệt hại do biến đổi khí hậu đang gia tăng khoảng 1,5% mỗi năm.

Ông Ban Ki-moon nói với các nhà báo rằng nếu không có hành động nào cho đến năm 2030, “biến đổi khí hậu có thể đẩy hơn 100 triệu người ở các nước đang phát triển xuống dưới mức nghèo khổ”.

“Mọi người ở khắp nơi đang trải qua những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu”, theo nhà sáng lập Microsoft - Bill Gates, đồng chủ trì báo cáo này cùng với Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới - bà Kristalina Georgieva.

Từ lâu, biến đổi khí hậu vốn chỉ được coi là một vấn đề ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo và đang phát triển. Nhưng những cơn lũ và một loạt cơn bão mạnh kỷ lục gần đây ở Hoa Kỳ, cùng với những đợt nóng dữ dội ở châu Âu và Nhật Bản, đã cho thấy rằng sự giàu có không phải là một lá chắn thích hợp.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top