ClockThứ Năm, 18/12/2014 16:46

Những kỷ vật đi cùng năm tháng

TTH - Chiến tranh đã lùi xa nhưng trong hành trang người lính vẫn còn lưu giữ những kỷ vật quý giá của một thời hào hùng.

Cờ “Quyết chiến quyết thắng” – Giải thưởng luân lưu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Đảng bộ và quân dân Thừa Thiên Huế trong kháng chiến chống Pháp

Giai đoạn 1953-1954, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, quân và dân Thừa Thiên Huế đã bám chắc tình hình địa phương, vạch ra chủ trương kịp thời phù hợp, giữ vững được thế chủ động trên chiến trường, mở rộng thêm vùng căn cứ du kích, liên tục tấn công địch. Mặt trận Thừa Thiên Huế đã khẳng định được vị trí chiến lược, phối hợp với chiến trường chính có hiệu quả.

Những bản nhạc về Bác được sáng tác trên đường hành quân

Những chiến công của quân và dân Thừa Thiên Huế trong giai đoạn này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư hỏi thăm và khen thưởng. Lá cờ luân lưu “Quyết chiến quyết thắng” và Huân chương hạng 3 chính là phần thưởng cao quý đó, quân và dân Thừa Thiên Huế đã đón nhận vào dịp 22-12-1953 nhân kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây thực sự là nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế.

Hiện nay; lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” được trưng bày tại gian trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong những hiện vật gốc rất quý giá để tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ và tự hào về truyền thống vẻ vang, sự lớn mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và của lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế nói riêng.

Bản nhạc - kỷ vật chiến sĩ

Trong hành trang của người chiến sĩ giải phóng, ngoài đồ dùng cá nhân, sổ nhật ký, thư từ, luôn có những bản nhạc, bài ca, giúp các anh có một đời sống tinh thần phong phú, cổ vũ người chiến sĩ vượt qua bom đạn của kẻ thù.

Đây là những bản nhạc – kỷ vật của chiến sĩ Nguyễn Văn Thắng đã tặng cho người yêu là cô thanh niên xung phong Tạ Thị Thêm làm kỷ niệm. Năm 1969, ông Trương Minh Phương đi dự Đại hội thi đua lập công Đông Xuân 68 – 69 tại Binh trạm 14 gặp cô Tạ Thị Thêm, trong hoàn cảnh khói lửa chiến tranh, cô Thêm đã đưa kỷ vật này cho ông Trương Minh Phương cất giữ. Sau này ông Phương đã tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

Hiện tại ở kho lưu trữ Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã sưu tập được ba bản nhạc “bướm” (những bản nhạc nhỏ dễ dàng cất giữ trong ba lô) của các chiến sĩ. Qua đó để thấy được nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của anh chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến gian khổ nhưng tâm hồn của những người chiến sĩ vẫn yêu đời lạc quan. Đặc biệt là những bản nhạc ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là đề tài được các chiến sĩ truyền tay nhau, tặng nhau. Tất cả hướng về Bác như là động lực, là niềm tin để chiến đấu và đến ngày thắng lợi.

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh đẹp nhất trong lòng nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ, và là nguồn cảm hứng thơ văn bất tận. Đối với cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế, những năm tháng sống trong lòng địch, hình ảnh của Bác trở thành nỗi nhớ khôn nguôi, có những người chiến sĩ chưa một lần gặp Bác nhưng hình ảnh Bác trong thơ nhạc của họ thật đẹp. Mỗi bài thơ, bản nhạc cất lên khác nhau về cung bậc cảm xúc nhưng tất cả đều là sự tôn kính dành cho Bác Hồ với một tình cảm chân thành và kính trọng nhất.

Những bài thơ, bản nhạc do cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế sáng tác trải qua thời gian nhưng chính nó vẫn còn nguyên giá trị của một thời hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong gian khó vẫn vững vàng tiến bước. 

Loan Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Return to top