Thế giới Thế giới
Những nghi ngại về độ an toàn của Boeing 737 MAX sau thảm họa ở Ethiopia
TTH - Lần thứ hai trong vòng hơn 4 tháng, một chiếc Boeing 737 MAX 8 lại gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh và làm thiệt mạng tất cả mọi người trên máy bay. Thảm hoạ này, theo đó, tiếp tục đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của một loại hình máy bay quan trọng trong các kế hoạch tương lai của gã "khổng lồ" Boeing (Mỹ).
- » Tìm thấy hộp đen máy bay chở 189 người gặp nạn tại Indonesia
- » Sau thảm kịch hàng không Indonesia, Boeing 737 Nga chở 173 người hạ cánh khẩn cấp
- » Tín hiệu hộp đen thứ 2 của máy bay Indonesia tắt lịm, lo ngại không bao giờ tìm thấy
- » Ethiopia để quốc tang vụ tai nạn máy bay làm 157 người thiệt mạng
Một mảnh vỡ của chiếc máy bay gặp nạn ngày 10/3 tại Ethiopia. Ảnh: Rediff
Ngày 10/3, 157 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chiếc 737 MAX của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã thiệt mạng sau tai nạn thảm khốc, tương tự như chiếc máy bay bị rơi ở Indonesia vào tháng 10/2018, cướp đi sinh mạng của 189 người.
Theo AFP, chỉ có dữ liệu chuyến bay và cuộc trò chuyện trong buồng lái có trong hai hộp đen của máy bay mới có thể cung cấp bằng chứng hữu hình về những gì có thể gây ra vụ tai nạn mới đây - sự cố kỹ thuật, lỗi phi công hoặc kết hợp tất cả các yếu tố. Được biết, điều kiện thời tiết ở thủ đô của Ethiopia rất tốt trong thời điểm chuyến bay diễn ra.
Sự trùng hợp hay lặp lại vấn đề?
Trong khi chuyên gia của Tập đoàn Teal nói rằng "còn quá sớm để đưa ra bất kỳ một bình luận nào có ý nghĩa", một chuyên gia khác lại nhấn mạnh sự tương đồng giữa hai sự cố.
"Cả 2 vụ tai nạn đều xảy ra với cùng 1 dòng máy bay. Giống như Lion Air, vụ tai nạn của Ethiopian Airlines xảy ra ngay sau khi cất cánh và phi công báo hiệu đang gặp sự cố, sau đó máy bay bị rơi. Rõ ràng 2 vụ rất giống nhau", một chuyên gia hàng không vũ trụ nhận xét.
Tuy nhiên, ôn Michel Merluzeau, Giám đốc Công ty Phân tích Thị trường Hàng không Vũ trụ và Quốc phòng lưu ý rằng "đây là những điểm tương đồng duy nhất và sự so sánh chỉ nên dừng lại ở đó vì chúng ta không có bất kỳ thông tin đáng tin cậy nào khác tại thời điểm này".
Trong cả 2 vụ tai nạn, các hãng hàng không điều hành đều có danh tiếng vững chắc.
Kể từ sau thảm hoạ của Lion Air, Boeing 737 MAX đã phải đối mặt với sự hoài nghi ngày càng tăng trong cộng đồng hàng không vũ trụ. Chương trình đã gặp phải vấn đề trong quá trình phát triển.
Vào tháng 5/2017, Boeing đã tạm dừng chuyến bay thử nghiệm 737 MAX do lo ngại về chất lượng với động cơ được sản xuất bởi CFM International, một công ty thuộc sở hữu của công ty động cơ Safran và GE Aviation.
Vụ tai nạn mới nhất đã giáng một đòn mạnh vào Boeing, khi MAX là phiên bản mới nhất của Boeing 737 - dòng sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 10.000 máy bay được sản xuất.
"MAX là một chương trình rất quan trọng đối với Boeing trong thập kỷ tới, chiếm 64% sản lượng của công ty đến năm 2032 và đem lại lợi nhuận hoạt động đáng kể", ông Merluzeau cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng đó là “một công cụ thiết yếu cho giao thông vận tải toàn cầu".
Theo ông, 24 giờ tới là "chìa khóa" để Boeing quản lý khủng hoảng với cả khách du lịch và nhà đầu tư đang lo lắng về độ tin cậy của máy bay. Trong khi đó, Trung Quốc ngày 11/3 cũng đã cho ngừng bay toàn bộ các máy bay dòng Boeing 737 MAX của các hãng hàng không nội địa sau thảm họa ở Ethiopia.
Boeing cho biết họ "vô cùng đau buồn" trước sự cố của hãng hàng không Ethiopian Airline, đồng thời tuyên bố sẽ đưa một đội ngũ kỹ thuật đến hỗ trợ cho các nhà điều tra.
Tố Quyên
(Lược dịch AFP)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh (16/08)
- Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên (15/08)
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi (15/08)
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói (15/08)
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm (15/08)
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát (15/08)
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ (15/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico
- Trung Quốc: Hàng chục người nhiễm loại virus mới chết người
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu