Thế giới

OECD: Tác động kinh tế từ COVID-19 “rất nghiêm trọng ở khắp mọi nơi”

ClockThứ Năm, 11/06/2020 15:57
TTH.VN - Đại dịch COVID-19 đang gây ra cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong 100 năm qua (không kể thời chiến), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo.

OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020LHQ: Đại dịch có thể châm ngòi cho tình trạng khẩn cấp lương thực toàn cầuVì du lịch, các nước đẩy nhanh mở cửa hậu COVID-19

Những biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 tác động bất lợi tới các nền kinh tế. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Những lệnh phong toả và hạn chế di chuyển chặt chẽ do các quốc gia trên thế giới triển khai đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh doanh. Các chuỗi cung ứng toàn cầu phải ngưng lại, sự bất bình đẳng và các mức nợ tăng vọt, cũng như mức độ niềm tin sụt giảm.

“Các tác động kinh tế rất nghiêm trọng ở khắp mọi nơi. Sự phục hồi sẽ chậm và cuộc khủng hoảng sẽ có những ảnh hưởng lâu dài, ảnh hưởng không cân xứng đến những người dễ bị tổn thương nhất”, OECD tóm tắt trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế của mình.

Bà Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng tại OECD nói với Hãng thông tấn CNBC rằng, sự không chắc chắn mà chúng ta đang phải đối mặt là rất cao, nhưng tổ chức này cũng dự kiến ​​hoạt động kinh tế sẽ được cải thiện trong những tháng tới.

“Chúng ta sẽ chứng kiến một xu hướng tăng, sẽ trông giống như sự phục hồi hình chữ V. Tuy nhiên, do ngành du lịch, giải trí,… không thể hoạt động như trước, chữ V này sẽ bắt đầu rất nhanh và sau đó việc đi đến nơi chúng ta đã từng đứng trước đây sẽ khó khăn hơn nhiều”, bà Laurence Boone nhận định. Sự phục hồi “hình chữ V” có nghĩa là sự suy giảm mạnh trong hoạt động kinh tế, và sau đó được kết nối bởi sự phục hồi bất ngờ.

Hai kịch bản

OECD công bố hai dự báo về sự tăng trưởng toàn cầu: kịch bản đầu tiên là có một làn sóng nhiễm COVID-19 thứ hai; kịch bản thứ hai giả định làn sóng thứ hai này được tránh khỏi.

Trong kịch bản đầu tiên, OECD cho biết, tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 7,6% vào năm 2020. Nếu không có làn sóng thứ hai, OECD cho rằng, nền kinh tế thế giới vẫn sẽ thu hẹp 6% vào năm 2020, nhưng sẽ phục hồi đến mức gần mức trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra vào cuối năm 2021.

“Cả hai kịch bản đều đúng mức, vì hoạt động kinh tế không và không thể quay trở lại bình thường trong những trường hợp này”, theo OECD.

Tổ chức này cũng nói thêm rằng, đến cuối năm 2021, tổn thất trong thu nhập sẽ vượt mức tổn thất trong bất kỳ cuộc suy thoái nào trước đây trong 100 năm qua (không kể thời chiến), với những hậu quả rất nghiêm trọng và kéo dài đối với người dân, các công ty và các Chính phủ.

Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ thu hẹp trên 7%

Pháp, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha và Italy được dự báo ​​sẽ phải đối mặt với những sự sụt giảm kinh tế mạnh nhất trong năm nay. Những quốc gia này nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe cho đến nay.

Tuy nhiên, tăng trưởng ở Hoa Kỳ cũng được dự báo ​​sẽ thu hẹp 7,3% trong kịch bản cuộc khủng hoảng sức khoẻ xảy ra một lần, và thu hẹp 8,5% nếu xảy ra làn sóng nhiễm COVID-19 thứ hai.

Bên cạnh đó, OECD cũng cảnh báo về tác động của đại dịch đối với những người trẻ tuổi. Những người trong độ tuổi từ 15 - 24 đại diện cho phần lớn nhất của người lao động trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chẳng hạn như ngành du lịch.

Những tác động sâu sắc do mất việc làm có thể được cảm nhận đặc biệt bởi những người lao động trẻ tuổi và những người lao động có tay nghề thấp hơn, với rủi ro nhiều người sẽ bị mắc kẹt trong tình trạng thất nghiệp trong một thời gian dài.

Hơn nữa, các nền kinh tế mới nổi cũng được dự báo ​​sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Những quốc gia như Brazil và Argentina dựa vào nhu cầu từ các quốc gia tiên tiến, những nơi cũng đang gặp khó khăn.

“Các nhà sản xuất hàng hóa có bộ đệm tài chính hạn chế và các quốc gia có thu nhập thấp với những thị trường tài chính trong nước kém phát triển và cơ sở đầu tư trong nước nhỏ sẽ có khả năng hứng chịu những ảnh hưởng đáng kể”, OECD nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng

Theo một báo cáo vừa được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, rác thải điện tử trên thế giới đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế rác thải điện tử được ghi nhận, làm trầm trọng thêm các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng
Return to top