Thế giới

Ổn định khu vực sẽ là vấn đề trong Đối thoại Shangri-La tại Singapore

ClockThứ Năm, 09/06/2022 11:37
TTH.VN - Vấn đề về ổn định khu vực sẽ nằm trong chương trình nghị sự tại Đối thoại Shangri-La (SLD) 2022, diễn ra trong tuần này tại Singapore, khi lãnh đạo quốc phòng các nước hội đàm và thảo luận cùng nhau sau 2 năm sự kiện này bị gián đoạn do dịch COVID-19.

Sau 2 năm gián đoạn, Đối thoại Cấp cao Shangri-La sẽ nối lại vào tháng 6/2022WEF hủy hội nghị thường niên năm 2021 tại SingaporeHủy Đối thoại Shangri-La 2020 vì dịch bệnh COVID-19Nhật Bản, Mỹ nhất trí thúc đẩy quan hệ đồng minhSingapore sẵn sàng cho Đối thoại Shangri-La 2019

Một phiên thảo luận trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF) cho hay, tổng cộng đại biểu từ 42 quốc gia, 37 đại biểu cấp bộ và hơn 30 quan chức quốc phòng cấp cao, bao gồm cả lực lượng quốc phòng và các học giả nổi tiếng sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La lần này.

Sự kiện do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức diễn ra từ ngày 10 – 12/6.

Được thành lập vào năm 2002, Đối thoại Shangri-La được coi là hội nghị quốc phòng và an ninh hàng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF) cho biết.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ có bài phát biểu quan trọng trong ngày đầu tiên của chương trình đối thoại, trong khi Tổng thống Singapore Halimah Yacob sẽ chủ trì buổi tiệc tối tại Văn phòng Tổng thống Singapore Istana.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cũng sẽ phát biểu tại phiên họp thứ 7 diễn ra vào ngày 12/6, với chủ đề Những ý tưởng mới để Đảm bảo An ninh Khu vực.

Theo Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF): “Như hoạt động thông thường của Đối thoại Shangri-La, Tiến sĩ Ng Eng Hen sẽ tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn vào ngày 11-12/6. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Ng Eng Hen cũng sẽ tiến hành các cuộc gặp song phương với các bộ trưởng và quan chức cấp cao từ các quốc gia bên lề Đối thoại Shangri-La (SLD)”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top