Thế giới

Hội Chữ thập đỏ cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro nhân đạo ở châu Á

ClockThứ Năm, 08/02/2024 15:53
TTH.VN - Hãng tin Nikkei Asia dẫn lời Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) Alexander Matheou cảnh báo, những thách thức liên tục của biến đổi khí hậu sẽ gây ra các cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng cho khu vực.

Chủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớnWEF: Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050Ra mắt Viện Đô thị giúp giải quyết vấn đề của các thành phố châu ÁEl Nino có thể khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức kỷ lục của năm 2023Biến đổi khí hậu buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa

Biến đổi khí hậu đẩy nhiều người vào cảnh nghèo đói cùng cực. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Cụ thể, ông Alexander Matheou cho biết: “Chúng ta hiện đang sống trong tình trạng khẩn cấp kéo dài do rủi ro khí hậu gia tăng và điều này sẽ ảnh hưởng đến mọi người trên thế giới, trong đó một số quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các nước khác. Giải thích về nhận định này, IFRC cho biết, một số quốc gia dễ bị tổn thương hơn là do phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt hơn và năng lực thích ứng của họ cũng thấp hơn.

Tổ chức này dự đoán đến năm 2030, mỗi năm sẽ ghi nhận 560 thảm họa xảy ra, có khả năng đẩy 37,6 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, IFRC cảnh báo rằng các nước như Bangladesh và Philippines vẫn sẽ dễ bị tổn thương trước những cơn bão cực kỳ tàn khốc.

Hơn nữa, tổ chức IFRC cũng dự đoán, biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các bệnh nhiệt đới như sốt xuất huyết xảy ra trong khu vực. Đến năm 2050, ước tính khoảng 500 - 700 triệu người ở đây sẽ phải đối mặt với nguy cơ các đợt nắng nóng gây chết người tăng 20%.

Trong đó, các nước châu Á - Thái Bình Dương có thể nhận được ít hỗ trợ hơn từ các quỹ nhân đạo quốc tế do những rủi ro do con người gây ra như xung đột giữa Nga và Ukraine, Israel và Palestine… ngày càng gia tăng ở phần còn lại của thế giới, đòi hỏi các khu vực này được quan tâm nhiều hơn.

Trước tình hình này, Giám đốc Alexander Matheou kêu gọi mọi người xem xét một cách nghiêm túc về những rủi ro khí hậu, đặc biệt là khi nhiều quốc gia ở châu Á và trên thế giới sẽ tổ chức các cuộc bầu cử quan trọng trong năm nay.

“Đây là một năm bầu cử quan trọng đối với thế giới. Đối với những cử tri có quyền đi bầu cử, hãy xem xét đến những người lãnh đạo coi trọng rủi ro khí hậu và đầu tư vào việc chuẩn bị đối phó và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu một cách nghiêm túc. Đó là điều chúng ta nên làm”.

Đan Lê (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Return to top