Thế giới Thế giới
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tái đắc cử, tiếp tục làm Tổng Giám đốc WHO
TTH.VN - Hội đồng Y tế Thế giới mới đây thông tin, các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bầu ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tiếp tục giữ chức vụ Tổng Giám đốc WHO trong nhiệm kỳ 5 năm tới.
- » WHO: Thế giới bỏ lỡ hầu hết các mục tiêu về sức khỏe tâm thần năm 2020
- » WHO: Tiếp cận vaccine không công bằng là trở ngại trong chấm dứt đại dịch
- » Thông điệp lạc quan về đại dịch Covid-19 của WHO trong năm 2022
- » Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus là ứng cử viên duy nhất cho chức vụ Tổng Giám đốc WHO
- » Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tái đắc cử chức vụ Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ảnh minh họa: Reuters/VTV news
Cuộc bỏ phiếu được thực hiện kín và được coi là một thủ tục bởi ông Tedros là ứng cử viên duy nhất.
Sau khi công bố kết quả, các bộ trưởng và đại biểu đã lần lượt bắt tay và ôm chúc mừng Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Phát biểu tại cuộc họp sau khi tái đắc cử, ông Tedros nhấn mạnh, trọng tâm của WHO sẽ là chuẩn bị ứng phó với các trường hợp khẩn cấp và củng cố tổ chức.
“Đại dịch này chưa từng có tiền lệ và chứa đựng nhiều bài học mà chúng ta nên học hỏi. Hiện chúng ta cũng đang học hỏi từ nó. Tuy nhiên, lúc này chúng ta không thể chỉ dừng lại ở việc học hỏi và rút kinh nghiệm, hãy học và hành động”, ông Tedros chia sẻ.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã rơi nước mắt khi nói về khủng hoảng Nga – Ukraine và nhấn mạnh rằng ông không muốn chiến tranh xảy ra, mất mát xảy đến với bất kỳ ai.
Một số nước như Đức và Mỹ đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng đến ông.
Cụ thể, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach chia sẻ, việc ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận được 155/160 phiếu bầu là một kết quả ngoạn mục. “Xin chúc mừng, ông hoàn toàn xứng đáng”.
Được biết gần đây, Đức đã vượt Mỹ và trở thành nhà tài trợ hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh (16/08)
- Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên (15/08)
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi (15/08)
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói (15/08)
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm (15/08)
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát (15/08)
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ (15/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico
- Trung Quốc: Hàng chục người nhiễm loại virus mới chết người
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu