ClockThứ Hai, 17/04/2017 06:16

Phong Điền: Sử dụng tiền bồi thường sự cố môi trường biển có hiệu quả

TTH - Đa số những hộ dân nhận được tiền bồi thường đều sử dụng vào việc sắm ngư lưới cụ, đầu tư thuyền, chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm mới...

Gia đình anh Hồ Đăng Long, thôn Hải Thành với nghề chế biến tinh bột nghệ

Vợ chồng anh Hà Hồ Đăng Long và chị Hoàng Thị Tuyền, trú tại thôn Hải Thành, một trong những hộ đánh bắt hải sản có truyền thống ở xã Phong Hải (Phong Điền) bộc bạch, sau sự cố môi trường biển, hải sản không tiêu thụ được, vợ chồng anh tạm dừng nghề biển, chuyển sang buôn bán hàng tạp hóa. Nhận được tiền bồi thường 2 đợt hơn 60 triệu đồng, anh Long quyết định sắm thêm lưới và sửa sang lại thuyền để vươn xa đánh bắt. Còn chị Tuyền đã đầu tư mua sắm thiết bị chuyển đổi sang nghề làm tinh bột nghệ.

Chuyển sang nghề mới, gia đình anh chị dần ổn định cuộc sống. Hàng tháng với nghề chế biến tinh bột nghệ, gia đình anh thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Việc sắm sửa thêm ngư lưới cụ để đi biển, bước đầu cũng cho thu nhập ổn định, dù không cao như trước.

Tại xã Phong Hải, nhiều hộ gia đình đã tìm hướng đi mới. Hộ ông Võ Khuyến (thôn Hải Thế) đầu tư phát triển trang trại nuôi cá chình, thỏ, trồng nấm…cho thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Hộ ông Hoàng Văn Sáng, Trần Văn Hóa (thôn Hải Thành) đầu tư xây bể chuyển qua nuôi cá chình và rất nhiều hộ chuyển sang chăn nuôi lợn và gia cầm… cho thu nhập khá.

Ông Nguyễn Trọng Tưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết, toàn xã có 1.379 đối tượng được đền bù cả 2 đợt với số tiền trên 21 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền bồi thường, bà con chủ yếu mua sắm thêm ngư lưới cụ, tiếp tục vươn xa bám biển. Một số hộ khác sử dụng tiền bồi thường để đầu tư xây bể, chuyển sang nuôi cá chình. Nhiều hộ gia đình sử dụng số tiền được bồi thường vào việc nuôi heo và gia cầm. Hiện nay, 73 hộ nuôi tôm bị chết đang chờ huyện thẩm định, bồi thường và 514 hộ đang chờ bồi thường theo Công văn 9723/CV-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.

Ở xã Điền Lộc, nhiều hộ gia đình chuyển đổi sang nuôi bò. Ông Nguyễn Phó thôn Mỹ Hòa, sau khi nhận tiền bồi thường gần 50 trệu đồng, ông đã trích 42 triệu đồng mua 2 bò mẹ và 2 bò con, sắm thêm ngư lưới cụ để đánh bắt hải sản khi môi trường biển đã ổn định.

Ông Nguyễn Phi Lực, Bí thư thôn Mỹ Hòa thông tin: Toàn thôn có 164 hộ/167 hộ được bồi thường do sự cố môi trường biển; trong đó, có 8 hộ làm nghề biển chuyển sang đầu tư nuôi bò, cho thu nhập bước đầu.

Theo ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Điền Lộc, toàn xã có 222 đối tượng được bồi thường do sự cố môi trường biển với tổng 2 đợt gần 4 tỷ đồng. Đa số các hộ ven biển như thôn Mỹ Hòa, Tân Hội đều đầu tư vào việc mua sắm ngư lưới cụ để vươn khơi xa đánh bắt.

Trong 2 đợt chi trả tiền đền bù thiệt hại do sự cố môi trường biển, Phong Điền đã chi trả gần 33 tỷ đồng (75% số tiền thực nhận) cho 2.048 đối tượng. Huyện đang thẩm định, phê duyệt cho 135 đối tượng nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm bị chết bất thường với số tiền khoảng 25 tỷ đồng và sẽ chi trả trong thời gian tới. Theo Công văn 9723/CV-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, huyện đã thẩm định và sẽ chi trả cho 800 đối tượng lao động ngành nghề đơn giản, không thường xuyên và có thu nhập chính; 177 đối tượng khai thác ở đầm phá bằng ghe, thuyền (có máy hoặc không máy) và đang chờ kinh phí Trung ương, tỉnh phân bổ để chi trả.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền

Từ khi mô hình camera giám sát an ninh trật tự (ANTT) được triển khai ở Phong Điền đã góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.

“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

TIN MỚI

Return to top