ClockThứ Hai, 19/04/2021 16:22

Phú Dương phát huy nội lực

TTH - Bà Lê Thị Thu Hằng, Chủ tịch UBND xã Phú Dương cho biết: Trong suốt quá trình thực hiện xây dựng xã nông thôn mới (NTM), UBND xã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của huyện rà soát cụ thể từng tiêu chí, đánh giá từng nội dung, xác định thứ tự ưu tiên, đề ra cụ thể những việc cần làm. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy nội lực của dân.

Các tôn giáo chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minhHết lòng vì dân

Hệ thống đường, cổng chào khang trang ở Phú Dương từ đóng góp sức người sức của của người dân

Góp tiền, hiến đất

Ông Trương Ngọc Phước (thôn Thanh Căn) không do dự khi góp 70 triệu đồng để xây dựng khu vui chơi trong khuôn viên nhà sinh hoạt cộng đồng thôn. Ông Phan Dưỡng Giáo (thôn Phú Khê), bà Phan Thị Hoa (thôn Phò An), mỗi người bỏ ra 100 triệu đồng một cách “nhẹ nhàng” để xây dựng cổng chào thôn. Ông Trần Đình Khoa (thôn Phú Khê) cùng chung tay 40 triệu đồng để xây dựng hệ thống điện chiếu sáng. Nhiều người dân trên địa bàn xã như bà Lê Thị Bé, ông Phạm Mậu, ông Nguyễn Thanh Hùng, gia đình ông Đặng Phước Huy…, sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để xây dựng những công trình công cộng, với tâm niệm đóng góp một phần công sức để làm thay đổi diện mạo quê hương.

Ông Nguyễn Bảy (thôn Dương Nổ Nam) hiến hơn 100m2 đất ở, khi mở rộng trục đường liên thôn. “Diện tích đất nói trên là tài sản không hề nhỏ, gia đình ông Bảy có thể để lại cho con cháu. Thế nhưng, người dân đã hy sinh lợi ích cá nhân mình, vì nghĩ đến cái chung, quyền lợi lâu dài của cộng đồng. Nhiều gia đình khác cũng hiến đất, để con đường đi qua được thẳng tắp. Đóng góp quý giá của người dân trên địa bàn, đã giúp Phú Dương xây dựng thành công xã NTM” - bà Lê Thị Thu Hằng chia sẻ.

Trong “tính toán” của người dân Phú Dương, đầu tư cho thế hệ trẻ - “trụ cột” của quê hương, là sự phát triển bền vững. Nhiều người dân đóng góp hàng chục đến cả trăm triệu đồng cho việc khuyến học. Điển hình là ông Trần Đình Dũng (thôn Phú Khê) hỗ trợ 100 triệu đồng.

Thay da đổi thịt

Vẫn những xóm, thôn “xưa”, nhưng bây giờ Phú Dương mang “gương mặt” mới tràn đầy sức sống với những hệ thống đường sá mở rộng, nhựa và bê tông hóa sạch, đẹp khang trang. Hệ thống điện chiếu sáng “phủ sóng” đến mọi ngõ ngách thông qua các mô hình “Sáng, xanh, sạch, đẹp, trật tự trị an”; “Thắp sáng các tuyến đường công cộng” đã được nhân rộng.

Trên địa bàn xã, kênh mương được kiên cố hóa 100%, chủ động tưới tiêu cho toàn bộ 332 ha đất nông nghiệp. Toàn bộ các trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn quốc gia. Hiện Phú Dương không có nhà tạm, nhà dột nát. 2.250 nhà/2.410 nhà đạt chuẩn (đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng), đạt tỷ lệ hơn 93%. Trong đó, nhiều ngôi nhà cao tầng bề thế. Đặc biệt, 6 căn nhà đại đoàn kết với kinh phí hàng trăm triệu đồng, thể hiện sự quan tâm của chính quyền các cấp, tình cảm gắn bó, đoàn kết trong Nhân dân, kề vai hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Đối với người dân Phú Dương, xây dựng NTM là tiếp tục giữ vững và phát triển những thành quả đã đạt được thông qua mỗi việc làm hàng ngày. Một trong những “tiêu chí” chủ đạo, là nỗ lực sản xuất, kinh doanh. Điển hình, Hội Nông dân đã tổ chức mô hình tổ hợp tác làm dịch vụ thu hoạch với 5 máy gặt đập liên hợp để hợp đồng thu hoạch lúa cho người dân trên địa bàn xã, cũng như các xã lân cận, góp phần tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Những năm qua, nhiều hội viên nông dân được UBND huyện, tỉnh tặng giấy khen, bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu, lan tỏa cảm hứng lao động sáng tạo, vươn lên trong cộng đồng.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG BĐBP (3/3/1959-3/3/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY BIÊN PHÒNG TOÀN DÂN (3/3/1989-3/3/2024)
“Chìa khóa” phát huy sức mạnh biên phòng toàn dân

Rộn ràng những niềm vui, rạng rỡ những nụ cười, ấm áp những cái bắt tay thật chặt giữa bộ đội biên phòng (BĐBP) và người dân, đó là “bức tranh” đẹp đẽ trên 33 xã, phường, thị trấn biên giới, trong “Ngày hội Biên phòng toàn dân”.

“Chìa khóa” phát huy sức mạnh biên phòng toàn dân
Dân vũ cần được phát huy trong trường học

Dân vũ là một hoạt động tập thể lành mạnh, mang tính văn hóa sâu sắc. Đây là loại hình nghệ thuật có sự lan tỏa rộng và kết nối nhanh, rất thích hợp với phong trào thanh niên trường học.

Dân vũ cần được phát huy trong trường học
"Trạm cá chép siêu tốc" tiễn ông Táo

Từ một vài phường xã triển khai, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông táo tập trung được nhiều đơn vị nhân rộng ở TP. Huế. Ngoài bảo vệ môi trường, cách làm sáng tạo này còn góp phần nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp.

Trạm cá chép siêu tốc tiễn ông Táo
Return to top