Thế giới

Phương Tây chia rẽ với Nga, Syria về tương lai của Tổng thống Assad

ClockThứ Bảy, 19/12/2015 12:03
TTH.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 18/12 thông qua nghị quyết về hòa bình tại Syria nhưng lại không hề đề cập đến Tổng thống Bashar al- Assad.

Theo AP, nghị quyết này có để cập đến một lệnh ngừng bắn giữa các phe phái tại Syria nhằm hướng tới một cuộc đối thoại giữa Chính phủ và phe đối lập. Tuy nhiên, nghị quyết này lại “lờ” đi một nhân tố được coi là đóng vai trò then chốt trong tiến trình hòa bình tại Syria: Tương lai của ông Assad.

phuong tay chia re voi nga, syria ve tuong lai cua tong thong assad hinh 0
Ngoại trưởng Nga Lavrov (trái) và người đồng cấp Mỹ Kerry tại cuộc họp thông qua nghị quyết về hòa bình tại Syria. Ảnh AP

Ngoại trưởng Mỹ bất nhất về vai trò của ông Assad

Nghị quyết nêu rõ, những đề xuất được nêu ra trong nghị quyết sẽ không giúp chấm dứt cuộc xung đột đã bước vào năm thứ 5 tại Syria và khiến hơn 300.000 người thiệt mạng bởi “rất nhiều tổ chức khủng bố” như IS và Mặt trận al- Nusra sẽ không tuân thủ lệnh ngừng bắn này.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ca ngợi “sự thống nhất chưa từng có tiền lệ của Hội đồng Bảo an” vốn từng chia rẽ sâu sắc về một giải pháp chính trị cho tình hình Syria và gọi nghị quyết này là “một dấu mốc cực kỳ quan trọng”.

Trước đó, Ngoại trưởng của 17 nước đã nhóm họp trong vòng 5 giờ liền để bàn thảo về việc làm thế nào để thực thi lời kêu gọi của họ tại Vienna (Áo) hồi tháng 11 vừa qua nhằm thông qua một thỏa thuận ngừng bắn tạo điều kiện cho Chính phủ Syria và phe đối lập đàm phán với nhau vào tháng 1/2016.

Cùng thời điểm đó, các nhà ngoại giao cũng nỗ lực dẹp bỏ bất đồng trong những câu chữ liên quan đến bản nghị quyết này.

“Bản nghị quyết này sẽ tạo điều kiện cho người dân Syria có một sự lựa chọn thực chất không phải giữa ông Assad và bọn IS mà là giữa chiến tranh và hòa bình”, ông Kerry nói: “Chúng tôi không hề ảo tưởng về những rào cản còn tồn tại, đặc biệt là vấn đề liên quan đến tương lai của Tổng thống Assad vốn còn quá nhiều điểm khác biệt”, ông Kerry tuyên bố và nhấn mạnh: “Ông Assad đã mất đi khả năng thống nhất dân tộc”.

phuong tay chia re voi nga, syria ve tuong lai cua tong thong assad hinh 1
Ông John Kerry (phải) ca ngơi nghị quyết vừa được thông qua dù gạt đi vai trò của ông Assad. Ảnh AP

Tuy nhiên, sau đó, chính ông Kerry lại lên tiếng thừa nhận Mỹ và phe đối lập hiểu rõ rằng, việc đòi hỏi ông Assad phải ra đi ngay trước quá trình đàm phán để đi đến hòa bình tại Syria “chỉ khiến cuộc chiến kéo dài thêm”.

Đàm phán hòa bình có thể phải lùi đến giữa tháng 1

Sau khi nhóm họp, ông Kerry cùng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura nêu rõ, việc bắt đầu vòng đàm phán hòa bình về Syria vào ngày 1/1 là không khả thi vì chỉ nội việc mời các bên tham gia vòng đàm phán cũng mất gần 1 tháng.

Theo ông Kerry, việc bắt đầu vòng đàm phán vào giữa hoặc cuối tháng 1 có lẽ sẽ hợp lý hơn: “Chúng tôi hy vọng sẽ ngồi vào vòng đàm phán vào tháng 1 và sẽ sớm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn”.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tuyên bố trước Hội đồng Bảo an rằng Syria đang bị phá hủy và tại nhiều khu vực bị chiếm đóng “hàng nghìn người phải ăn cỏ và rễ cây để sống”, điều này theo ông Ban là “quá khủng khiếp”.

Chính vì thế, theo ông Ban “nghị quyết vừa được thông qua đánh dấu một bước tiến quan trọng mà chúng ta phải đạt được”.

Trước đó, tại cuộc gặp với 17 Ngoại trưởng tham gia cuộc họp, ông Ban tuyên bố, ông đã hối thúc Chính phủ Syria và phe đối lập cần phải tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin với nhau cũng như hỗ trợ để hàng hóa cứu trợ và y tế đến được tay người dân.

Các Ngoại trưởng cho biết, họ sẽ nhóm họp lại lần nữa vào tháng 1/2016 và ông de Mistura sẽ có nhiệm vụ thành lập một nhóm đàm phán đại diện cho phe đối lập tại Syria.

Nghị quyết vừa được thông qua cũng kêu gọi ông Ban Ki-moon cần phải triệu tập một cuộc họp giữa Chính phủ Syria và phe đối lập để “tham gia trực tiếp vào cuộc đàm phán chính thức về tiến trình chuyển giao quyền lực ở Syria và đến tháng 1/2016, các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu”.

Theo đó, trong vòng 6 tháng tiếp theo, tiến trình này sẽ bao gồm việc tạo dựng một Chính phủ “đáng tin cậy và không phân chia phe phái” cũng như mở đường cho việc thiết lập một bản dự thảo Hiến pháp mới tại Syria.

Sau đó, Liên Hợp Quốc sẽ đứng ra giám sát “các cuộc bầu cử tự do và công bằng” được tổ chức trong vòng 18 tháng sau đó theo bản Hiến pháp mới.

Bản nghị quyết này nêu rõ, tiến trình chuyển giao quyền lực này sẽ do người dân Syria tiến hành và “họ sẽ được quyết định tương lai của Syria”.

Nga, Syria không nhất trí về nhiều vấn đề liên quan

Trong khi đó, Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja'afari lên tiếng chỉ trích sự khác biệt rõ ràng giữa những gì mà Mỹ và phương Tây cho rằng “để người dân Syria quyết định vận mệnh dân tộc với việc những nước này can thiệp trắng trợn vào Syria bằng việc công khai đòi thay thế ông Assad.

phuong tay chia re voi nga, syria ve tuong lai cua tong thong assad hinh 2
Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja'afari chỉ trích Mỹ và phương Tây can thiệp quá sâu vào tình hình Syria mà vẫn nói "để người Syria tự quyết định vận mệnh dân tộc". Ảnh AP

Ngoài ra, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng bày tỏ quan ngại về thành phần đại diện cho phe đối lập tại Syria tham gia cuộc đàm phán vì theo ông Lavrov: “Khủng bố dù là dạng nào cũng không có chỗ cho các cuộc đàm phán” và “việc phân chia khủng bố là tốt hay xấu là rất khó chấp nhận”.

Trần Khánh (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top