Phương Tây ủng hộ Chính phủ thống nhất Libya
TTH.VN - Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Hoa Kỳ ngày hôm qua (9/10) vừa thông qua một Chính phủ đoàn kết dân tộc giữa các phe phái ở Libya theo đề nghị của Liên Hợp Quốc, nhằm chấm dứt xung đột giữa 2 Chính phủ đối lập ở đất nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng này, hãng Reuters đưa tin sáng nay (10/10).
Lybia nhất trí thành lập Chính phủ thống nhất đoàn kết dân tộc. Ảnh: AP.
"Sự chậm trễ trong việc hình thành một chính phủ thống nhất sẽ chỉ kéo dài sự đau khổ của người dân Libya và những kẻ khủng bố sẽ được hưởng lợi khi tìm cách tận dụng tình thế của sự hỗn loạn đó", các đồng minh phương Tây cho biết trong một tuyên bố chung.
Hôm 8/10, Liên Hợp Quốc đề nghị thành lập Chính phủ thống nhất đoàn kết dân tộc giữa các phe phái tại Lybia, nhằm kết thúc cuộc chiến tranh giữa Chính phủ được quốc tế công nhận và một chính quyền tự tuyên bố cạnh tranh nhưng phải đối mặt với sự kháng ở Tripoli.
"Cộng đồng quốc tế sẽ đứng về phía Chính phủ thống nhất khi nó đảm nhận phần việc khó khăn của việc khôi phục hòa bình và ổn định cho Libya và sẽ cô lập những người không tôn trọng thỏa thuận chính trị này", tuyên bố cho biết.
Tuyên bố cũng nói thêm rằng, không nên đổ thêm quân đội vào Libya ngoại trừ theo yêu cầu của Chính phủ mới, phù hợp với các điều khoản của thỏa thuận chính trị.
Liên Hợp Quốc đã đàm phán một thỏa thuận hòa bình để thành lập chính phủ đoàn kết tại Lybia suốt nhiều tháng qua, và phải chịu áp lực trước rất nhiều khó khăn để đạt được một thỏa thuận trước khi nhiệm kỳ của Quốc hội kết thúc vào ngày 20/10 sắp tới nhằm tránh cho đất nước rơi sâu hơn vào hỗn loạn.
Bốn năm sau cuộc nổi dậy lật đổ chế độ cai trị của Muammar Gaddafi, Chính phủ nhiều nước phương Tây lo ngại rằng, các cuộc đấu tranh có thể biến các quốc gia Bắc Phi chuyên sản xuất dầu mỏ này trở thành một đất nước thất bại.
Các đồng minh nói rằng, họ kêu gọi tất cả người Libya, bao gồm cả các nhà lãnh đạo chính trị, hỗ trợ giải quyết để giải quyết tình trạng này và cho rằng, không nên lãng phí thời gian thêm nữa.
Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters & CNA)
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước (20/03)
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương (20/03)
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng (20/03)
- Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất (20/03)
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ (20/03)
- Ổn định kinh tế bị đe dọa bởi tình trạng thiếu hụt lượng mưa (19/03)
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan (18/03)
- Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20 (18/03)
-
190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
- Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc hậu đại dịch
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- “Lướt tàu điện ngầm”, hành động nguy hiểm gia tăng đáng báo động ở New York (Mỹ)
- EU-Thái Lan tái khởi động đàm phán về FTA tự do và cân bằng
- Anh tung gói cải cách trị giá hàng tỷ bảng để thúc đẩy lực lượng lao động
- Vương quốc Anh đang tiến gần hơn tới việc gia nhập CPTPP
-
Trung Quốc, ASEAN nhất trí duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông
- Anh tung gói cải cách trị giá hàng tỷ bảng để thúc đẩy lực lượng lao động
- EU-Thái Lan tái khởi động đàm phán về FTA tự do và cân bằng
- ASEAN không ưu tiên thiết lập đồng tiền chung khu vực
- Ban tổ chức Thế vận hội Paris chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho lễ khai mạc
- Vương quốc Anh đang tiến gần hơn tới việc gia nhập CPTPP
- Tàu hải quân Pháp sắp thăm Việt Nam
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Cơ hội tận dụng lợi ích hay nguy cơ đối mặt với thảm họa
- Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ sẽ nâng cao vị thế toàn cầu của Hàn Quốc