ClockThứ Ba, 24/08/2010 09:27

Rằm tháng Bảy

TTH - Mùa thu đến, đem lại cho đất trời Huế không khí mát mẻ trong lành. Hôm nay mọi người đi lễ nhiều hơn, các chợ lớn, chợ nhỏ buôn bán nhộn nhịp, nhất là hàng bán hoa với đủ các loài hoa, hoa phượng, hoa trang, hoa huệ, sen hồng, sen trắng tươi thắm... và trái cây nhiều nhất là thanh trà, bưởi Nguyệt Biều, cam Thiên An, Cam Lộ… Chùa chiền tấp nập người qua lại.

Còn nhớ năm nào cũng vào mùa Vu Lan, tôi đã xúc động khi được cài hoa hồng trên áo, tôi đã đem về tặng mẹ để mẹ biết là con kính yêu và hân hoan xiết bao khi còn mẹ trên đời, trên tay mân mê cuốn sách “Bông hồng cài áo” của nhà sư Nhất Hạnh “ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”. Đã hơn mười năm trôi qua, tôi chỉ còn nhận hoa hồng trắng vì mẹ không còn trên trần thế.

Theo đạo Phật, lễ Vu Lan là ngày nhớ công ơn cha mẹ, là người Việt Nam. Công sinh dưỡng của cha mẹ là vô tận. Mỗi người sinh ra và trưởng thành, đối với cha mẹ bao giờ cũng là niềm tự hào đồng thời là kết quả của những nỗ lực vượt qua bao nhiêu khó khăn vật chất - tinh thần. Công cha - nghĩa mẹ thấm sâu vào mỗi con người, mỗi gia đình, dòng họ, thấm sâu vào nền nếp sinh hoạt của cộng đồng, nên phải ứng xử sao cho xứng đáng.
 
Mỗi năm cứ gần đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch và cũng là cuối mùa hạ, bắt đầu sang thu, lá vàng rụng xuống, lá xanh trồi lên, bông hoa lá bắt đầu chớm nở, sau một mùa oi bức nóng nực của cái nắng mùa hè xứ Huế. Thời tiết thay đổi, lòng người cũng đổi thay để chuẩn bị lễ Vu Lan, đó là mùa báo ân cha mẹ, lễ Vu Lan đã truyền lại từ ngàn xưa có Đức Mục Kiền Liên là tiêu biểu, gương mẫu, suốt cả nghìn đời mà Đức Phật đã để lại cho hàng Phật Tử lấy đó làm gương noi theo. Nhưng bây giờ ngày lễ Vu Lan không còn là một đặc thù riêng của người Phật Tử, mà là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người. Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương yêu tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được. Báo hiếu cha mẹ chính là nghĩa vụ cao quý, thiêng liêng nhất, mà không nghĩa vụ nào bằng.
 
Lại mùa Vu Lan trên đất Huế, quê hương của chùa chiền lễ hội, đi trên mọi nẻo đường từ sáng đến tối văng vẳng bên tai đâu đây tiếng chuông chùa ngân lên.

Hà My

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Return to top