Kinh tế Khoa học - công nghệ
Samsung phá kỷ lục tốc độ 5G với hơn 5 Gb/giây
Bộ phận nghiên cứu mạng của Samsung đã thử nghiệm thành công tốc độ truyền dữ liệu 5G trên smartphone với 5,23 Gb/giây, nhanh nhất từ trước đến nay.
Trong buổi trình diễn được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Samsung ở Hàn Quốc, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ Kết nối Vô tuyến kép E-Utran (EN-DC). EN-DC là công nghệ mới cho phép các nhà khai thác di động sử dụng mạng 4G để tăng tốc độ và vùng phủ sóng 5G, đồng thời tối ưu hóa mạng để cải thiện vùng phủ sóng và độ tin cậy của mạng.
Samsung thử nghiệm thành công 5G tốc độ cao.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu Samsung đã kết hợp thành công băng tần 40 MHz của phổ 4G và 800 MHz của phổ sóng 5G để tốc độ dữ liệu của một thiết bị đầu cuối đạt 5,23 Gb/giây - mức cao nhất từ trước đến nay. Để trình diễn tốc độ này, nhóm sử dụng smartphone Samsung Galaxy S20, trạm gốc 4G, trạm gốc 5G và mạng lõi 4G/5G.
"Thông qua cuộc trình diễn, Samsung tự hào khi đạt kỷ lục về tốc độ dữ liệu 5G. Kết quả cũng cho thấy tiềm năng khi kết hợp mạng kép 4G và 5G cùng một lúc để cho tốc độ 5G cao hơn", Ji-Yun Seol, Phó Chủ tịch Kinh doanh Mạng Samsung, cho biết.
Nhà phân tích Ed Gubbins của GlobalData đánh giá kết quả của Samsung là rất khả quan. Ông cho rằng các nhà khai thác di động có thể dựa trên nghiên cứu của Samsung để xây dựng hệ thống mạng 5G với tốc độ cao bằng cách kết hợp hạ tầng 4G và 5G. Sự kết hợp này cũng giúp chi phí xây dựng thấp hơn, từ đó tối đa hóa lợi nhuận.
Samsung có nhiều năm nghiên cứu về 5G và đã đạt những thành tựu nhất định. Năm 2018, công ty lần đầu tiên thử nghiệm thành công kết nối dữ liệu 5G New Radio (5G NR) tốc độ cao đầu tiên với hơn 1,7 Gb/giây. Một năm sau, Samsung đã vượt qua cột mốc trên với 2,65 Gb/giây. Năm 2020, hãng tiếp tục demo tốc độ kết nối với 4,3 Gb/giây. Tất cả đều là các con số kỷ lục về tốc độ 5G vào thời điểm công bố.
Theo tính toán, tốc độ mạng 5G đạt mức lý tưởng có thể đạt tới 10 Gb/giây, gấp 100 lần so với 4G. Tuy nhiên, hầu hết các mạng 5G hiện nay mới đạt tốc độ cao nhất khoảng 1,2 Gb/giây tới 1,5 Gb/giây.
Theo vnexpress.net
- Xây dựng phố cổ Gia Hội thành tuyến phố thương mại đặc trưng của Huế (22/04)
- Xác minh, làm rõ thông tin cắt xén tiền bảo vệ rừng (22/04)
- Thủy điện A Lưới chờ Bộ Công thương xem xét hoạt động trở lại (22/04)
- Tập huấn quản lý đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu (22/04)
- Truyền thông để định hướng, đánh giá đúng giá trị thực của đất (22/04)
- Khởi nghiệp từ mô hình nuôi dúi (22/04)
- “Hành lang xanh” - điểm nhấn của xã Phong An (22/04)
- Kiểm tra thông tin rừng Tùng Ta Lăng bị chặt phá (22/04)
-
Giảm thiểu ảnh hưởng, tiến tới khai thác mỏ đá Phong Xuân giai đoạn 2
- Giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tăng nhanh trong năm qua
- Tiếp nhận cá thể khỉ quý hiếm, nguy cấp
- Hàng ngàn người dân tại 5 tỉnh miền Trung tiếp tục được hỗ trợ nước sạch
- Thị trường vật liệu xây dựng: Hút hàng, giá tăng mạnh
- Phú Dương phát huy nội lực
- Những “anh nuôi” trong cuộc tìm kiếm ở Thủy điện Rào Trăng 3
- Xử lý xe quá tải, quá khổ: Kết hợp nhiều giải pháp
- Quý I, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 339.000 đồng
- Hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS
-
Nâng cấp Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớn
- Phát hiện rừng ở A Lưới bị đốn hạ
- Chuẩn bị triển khai đường đi bộ nối dài ở bờ Nam sông Hương
- Phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh
- Hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS
- Tận dụng hiệu quả hơn các ưu đãi từ CPTPP
- Phát triển ngành hàng xuất khẩu
- Những “anh nuôi” trong cuộc tìm kiếm ở Thủy điện Rào Trăng 3
- Công bố chỉ số PAPI năm 2020: Thừa Thiên Huế xếp thứ 10/63
- Giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tăng nhanh trong năm qua