ClockThứ Sáu, 01/03/2019 14:43

Sản xuất của Việt Nam: Việc làm giảm và tồn kho đẩy PMI về đáy 3 năm

Theo Nikkei, chỉ số PMI tháng 2 của Việt Nam đạt 51,2 điểm, mức thấp nhất của 35 tháng trở lại đây.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ASEAN tháng 2 vừa được Nikkei công bố cho thấy, PMI tháng 2 của Việt Nam đạt 51,2 điểm, mức thấp nhất của 35 tháng trở lại đây.

Theo phân tích của Nikkei, có 3 điểm nổi bật liên quan đến chỉ số PMI tháng 2 sụt giảm mạnh là: Việc làm giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3/2016; Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn, nhưng vẫn ở mức nhẹ; Giá cả đầu ra giảm lần thứ 5 trong 6 tháng qua.

PMI tháng 2/2019 của Việt Nam đạt 51,2 điểm (ảnh minh họa: Nguyễn Quỳnh)

Cụ thể, Nikkei đánh giá, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng trưởng chậm trong tháng 2. Mặc dù tốc độ tăng sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới cao hơn so với đầu năm, các công ty đã giảm việc làm lần đầu tiên trong gần 3 năm và các điều kiện tổng thể đã cải thiện chậm hơn so với tháng 1. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục không chịu áp lực lạm phát trong tháng mới đây.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam– một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất – đã giảm từ mức 51,9 điểm trong tháng 1xuống còn 51,2 điểm trong tháng 2. Mặc dù vẫn nằm trên ngưỡng trung bình 50 điểm, chỉ số đến nay đã giảm 3 tháng liên tiếp, và kết quả của tháng 2 là thấp nhất kể từ tháng 3/2016.

Trong khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh hơn trong tháng 2, chỉ số chính đã bị giảm do việc làm và tồn kho hàng mua giảm.

Số lượng việc làm đã giảm lần đầu tiên trong 3 năm vì số lượng đơn đặt hàng mới tăng tương đối chậm trong những tháng gần đây. Tình trạng giảm đã phản ánh sự thay đổi đáng kể so với mức tăng việc làm kỷ lục trong tháng 11/2018.

Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng và tăng nhanh hơn trong tháng 1, mức tăng gần đây chậm hơn nhiều so với thời điểm cuối năm 2018. Trong khi đó, tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã chậm lại thành mức thấp của 37 tháng.

Sản lượng đã tăng nhanh hơn trong tháng 2 với mức tăng mạnh, nhưng mức tăng gần đây vẫn thấp hơn mức trung bình của năm 2018. Ở những nơi sản lượng tăng, các thành viên nhóm khảo sát cho biết nhu cầu khách hàng đã cải thiện.

Mặc dù giảm lượng việc làm, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn có thể giảm lượng công việc tồn đọng khi số lượng đơn đặt hàng mới vẫn tăng tương đối yếu. Trên thực tế, lượng công việc chưa thực hiện đã giảm mạnh nhất trong gần một năm.

Tồn kho hàng mua đã giảm lần đầu tiên trong 11 tháng, bất kể hoạt động mua hàng tiếp tục tăng.

Tồn kho thành phẩm đã tăng, mặc dù mức độ tăng là yếu nhất trong thời kỳ tăng kéo dài năm tháng qua. Một số thành viên nhóm khảo sát báo cáo tăng hàng tồn kho do kỳ vọng số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, nhưng những thành viên khác lại cho biết số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn trong những tháng gần đây đã làm gia tăng lượng hàng chưa bán.

Các nhà sản xuất báo cáo chi phí đầu vào tăng nhẹ tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 2, với tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của lịch sử chỉ số. Với gánh nặng chi phí chỉ tăng nhẹ, các công ty vẫn không phải chịu áp lực phải tăng giá bán hàng. Giá cả đầu ra giảm lần thứ năm trong sáu tháng qua nằm trong nỗ lực thu hút đơn đặt hàng mới trong bối cảnh nhu cầu giảm.

Các nhà sản xuất vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, và mức độ lạc quan có được là nhờ kỳ vọng nhu cầu thị trường cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Tuy nhiên, mức độ lạc quan đã giảm thành mức thấp của bốn tháng và là mức thấp hơn trung bình của lịch sử chỉ số.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top