ClockThứ Hai, 03/05/2021 15:13

Sống gần di tích mà dân… cứ nghèo

TTH - Những biểu hiện bên ngoài cho thấy điều này. Chẳng hạn như khu vực quanh lăng Tự Đức, lăng Khải Định. Hàng quán không được khang trang, tinh tươm. Các mặt hàng chẳng có gì gọi là phong phú.

Đi nhiều nơi thấy quanh di tích, họ bán nhiều hàng lưu niệm đặc trưng. Giá không đắt lắm, nên dễ mua để làm kỷ niệm cho một chuyến đi. Mua để làm quà cho bạn bè, người thân.

Đi Xiêm Riệp, Campuchia, thế nào du khách cũng mua món quà gì đó gắn với quần thể Ăngkor hay tượng nữ thần Apsara. Qua Malaysia, thường quà đem về có hình tháp đôi Petronat hay vài gói chocolate hảo hạng… Đi Singapore thì phải mua cho được loại dầu xanh nổi tiếng. Việc mua quà cũng giống như hiệu ứng đô-mi-nô. Một người mua thì người khác khó mà cưỡng lại được. Có những hướng dẫn viên đọc rõ tâm lý của du khách nên tìm cách để tạo ra hiệu ứng này. Có lần tôi đi Bắc Kinh (Trung Quốc), xe “tự nhiên” ghé vô một trạm dừng chân để “bà con đi vệ sinh, thư giãn”. Nơi đó không đơn thuần là trạm dừng chân mà còn là nơi bán quà lưu niệm. Họ bán cái loại trà cúc, có hoa màu vàng giống như loại cúc tết ở Huế nhưng mẫu mã bao bì thì rất bắt mắt và có nhiều loại, nhiều giá để lựa chọn. Mua ba hộp thì giá rẻ chừng 10%, mua nhiều hơn thì giá lại càng rẻ hơn, có khi đến 30%. Người ta bảo “dân Tàu kinh doanh giỏi” chả sai!?

Nói như vậy để sang chuyện quà lưu niệm ở Huế. Điểm lại, quà lưu niệm ở Huế không thiếu. Tranh, quạt, áo… in hình các di tích; sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ rất nhiều, rồi trà cung đình, các loại tinh dầu. Thứ để ăn được còn nhiều hơn, như mè xửng, tôm chua, mắm rò, mắm ruốc... Có những loại nhiều tiền hơn như tranh gấp cổng Đại Nội, áo dài Huế, nón Huế…

Nhưng dễ nhận thấy là ở các điểm lăng, dịch vụ gần như chỉ có giữ xe hoặc bán nước giải khát. Có nơi bán được nước giải khát thì giữ xe free. Tất cả dường như chỉ có vậy.

Tôi cũng mới tập tành làm du lịch. Cũng chỉ là lưu trú dưới dạng homestay và quy mô rất nhỏ, khách và chủ dễ có điều kiện thân thiện. Khi chia tay, chúng tôi tặng khách cái móc khóa đính kèm với miếng gỗ thông xinh xắn khắc tên, địa chỉ homestay kèm chức năng kê điện thoại giống như một chiếc giá đỡ. Khách của chúng tôi đã tỏ ra thú vị với món quà nhỏ này! Nghiệm ra, tôi thấy được mấy điều: nhận được sự vui tươi của khách và cũng vì vậy mà chiếm được tình cảm của khách nhiều hơn. Cũng có thể từ chiếc móc khóa ấy, người sử dụng sẽ trở thành một kênh quảng bá cho nơi lưu trú của mình. Có thể sẽ là những câu chuyện, hình ảnh dễ thương khác về Huế mà họ đã thu nhận được từ chuyến đi của mình. Nếu như tôi đủ chi phí để in một hình ảnh của Huế nữa thì chắc sẽ càng thú vị hơn.

Chẳng những câu chuyện quà lưu niệm của riêng tôi mà chuyện quà lưu niệm của Huế cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Có những thứ quà có những giá trị lớn, nhưng cũng có những thứ quà chỉ cần giá trị nhỏ, đủ để du khách dễ mua với số lượng nhiều làm quà. Nhiều điểm du lịch của các nước chỉ tạo ra những sản phẩm đồng giá 1 USD. Những quầy hàng lưu niệm ở các địa điểm du lịch có thể nghĩ thêm về chuyện buôn bán những sản phẩm kiểu như vậy. Trong thời buổi cạnh tranh này, muốn bán được hàng, quầy hàng cũng phải được thiết kế, xây dựng tinh tươm, bắt mắt hơn. Đó không chỉ là điều cần được thay đổi ở các điểm tham quan trên địa bàn mà còn tạo ra việc làm, doanh thu… để cải thiện đời sống cho người dân xung quanh di tích nữa.

Bình Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top