ClockThứ Tư, 30/08/2017 08:19

Sử dụng hiệu quả ngân sách đầu tư công

TTH - Trong một cái nhìn toàn cảnh, theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Trần Quốc Phương, tỷ lệ giao vốn đầu tư công trong 7 tháng đầu năm vừa qua cho thấy những dấu hiệu tích cực, với tốc độ có tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ giải ngân thường chậm vào đầu năm, công tác giải phóng mặt bằng chậm – nhất là đối với những dự án lớn, có diện tích đất lớn; công tác hoàn thiện thủ tục và sự phối hợp giữa chủ đầu tư và các cơ quan liên quan và đối với nhà thấu trong hoàn thiện hồ sơ; sự bất thuận của thời tiết ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như việc không phát sinh khối lượng và cuối cùng là công tác giao vốn chậm trễ do những lý do khách quan và chủ quan...là những nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm. Vấn đề đã được đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư đặt ra tại buổi giao lưu trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức và thực hiện.

Trong một cái nhìn toàn cảnh, theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Trần Quốc Phương, tỷ lệ giao vốn đầu tư công trong 7 tháng đầu năm vừa qua cho thấy những dấu hiệu tích cực, với tốc độ có tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của Chính phủ về đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2017, tốc độ giải ngân hiện nay đang rất thấp và chưa đạt yêu cầu, với tỷ lệ trên 30%. Chủ động rà soát cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn năm 2017 của các dự án chậm tiến độ thực hiện và giải ngân sang các dự án khác có nhu cầu, có tiến độ giải ngân tốt; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng và rà soát tình hình và tiến độ thực hiện kế hoạch giải ngân các chương trình, dự án... là những yêu cầu từ phía bộ chủ quản để tháo gỡ điểm nghẽn về kinh tế, đồng thời góp phần sử dụng hiệu quả toàn bộ ngân sách đầu tư công năm 2017 phục vụ cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Đây cũng là vấn đề đang hiện hữu tại các địa phương trong cả nước. Mặc dù cao hơn tốc độ giải ngân của cả nước nhưng tốc độ giải ngân vốn cơ bản của tỉnh nhà vẫn còn chậm là điều mà Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao báo cáo tại Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa VII vừa qua. Nếu tính theo dự toán, chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung mới đạt 40%; chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất bằng 45% và 39% là chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của TW.

Để sử dụng có hiệu quả ngân sách đầu tư công, bên cạnh việc tăng cường quản lý đầu tư, UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; hướng dẫn, đốn đốc các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời tiếp tục thực hiện quyết liệt chủ trương về xây dựng đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch cũng như cải cách tốt hơn nữa thủ tục hành chính...để tạo điều kiện cho các dự án trong triển khai và thi công...

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Return to top